Vẫn thủ đoạn quen thuộc, người mua được yêu cầu tải xuống ứng dụng của cửa hàng. Nhưng chỉ sau một lần thao tác, số tiền gần 1 tỷ đồng tiết kiệm đă không cánh mà bay.
Mua sầu riêng mất gần 1 tỷ
Thật khó để cưỡng lại trước mức giá rẻ đối với loại đồ ăn mà bạn ưa thích, đặc biệt khi nói đến sầu riêng. Và đối với người phụ nữ trong câu chuyện dưới đây, t́nh yêu dành cho “vua của các loại trái cây” đă khiến cô phải trả giá khá đắt.
Người phụ nữ 50 tuổi họ Xu, người Singapore, xem một vài quảng cáo trên Facebook về chương tŕnh khuyến măi với giá chỉ 6 USD cho một kg sầu riêng Musang, tờ Lianhe Zaobao đưa tin.
Sau một hồi lưỡng lự, cuối cùng cô đă chịu thua trước sự thèm muốn thưởng thức loại quả yêu thích và quyết định liên hệ với gian hàng sầu riêng TMZ Fresh để đặt mua cho gia đ́nh.
“Bên kia trả lời rằng công ty hiện đang có chương tŕnh khuyến măi sầu riêng Musang King có giá 6 USD/kg, trong khi sầu riêng D24 có giá 3 USD/kg”, Xu kể lại.
Sau khi xác nhận các chi tiết như thời gian giao hàng, bên bán đă hỏi số điện thoại di động của cô và nói rằng một người nào đó từ dịch vụ khách hàng sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất.
Sau đó, một người đàn ông khác mà Xu nói có vẻ giống người Malaysia, đă liên lạc và yêu cầu cô tải xuống ứng dụng có tên E2 Mall, nơi cô được yêu cầu nhập thông tin cá nhân để đăng kư làm thành viên.
Tuy nhiên, khi Xu cố gắng sử dụng ứng dụng để thanh toán trực tuyến, cô liên tục bị từ chối.
Nhân viên dịch vụ khách hàng đó đă yêu cầu cô đến một ngân hàng vài ngày sau đó để lấy mă xác nhận. Xu cũng nhập thông tin ngân hàng của ḿnh vào ứng dụng này.
Xu chỉ nhận ra rằng cô đă bị lừa vào ngày hôm sau khi cô đang cố gắng sử dụng PayNow để trả tiền cho một bữa ăn.
Khi đăng nhập vào tài khoản ngân hàng, cô phát hiện ra rằng khoảng 50.000 SGD (gần 900 triệu đồng) đă bị rút, khiến cô chỉ c̣n lại 7 SGD.
"Tôi phát hiện ra vào ngày cuối tuần đó, có hai lần chuyển khoản bất hợp pháp trong tài khoản của tôi. Lần chuyển đầu tiên là 27.549 SGD và lần thứ hai là 26.231 SGD. Đây là số tiền tiết kiệm cả đời của tôi", cô nói với tờ báo Lianhe Zaobao.
Bàng hoàng trước những ǵ vừa phát hiện, cô gọi cảnh sát và thông báo cho ngân hàng. Cảnh sát cho biết, cuộc điều tra đang diễn ra.
Tṛ lừa phổ biến
Đây không phải là trường hợp đầu tiên nạn nhân bị mất hết tiền trong tài khoản v́ mua hàng trên mạng.
Hồi tháng 6 vừa qua, người phụ nữ họ Li, 56 tuổi, cũng ở Singapore, liên hệ với một cửa hàng tạp hóa trên trang Facebook để mua vài loại đồ uống v́ chúng có giá rất rẻ. Sau khi cung cấp số điện thoại theo yêu cầu, cô được cửa hàng liên lạc qua WhatsApp.
Cửa hàng đề nghị Li tải xuống ứng dụng di động của công ty để có thể đặt hàng qua đó. Vài ngày sau, Li nhận được một tin nhắn của một người lạ nhờ chuyển lại tiền v́ chuyển nhầm. Bà nhờ cháu trai chuyển lại tiền rồi không c̣n quan tâm đến chuyện này nữa.
Cùng ngày hôm đó, bà phát hiện ra một ứng dụng có tên Compass For Android trên điện thoại mà không nhớ bản thân đă tải xuống ứng dụng này lúc nào. Li nhờ người xóa giúp ứng dụng.
Tuy nhiên, Li bất chợt phát hiện ra rằng có đến 8 lần chuyển tiền đă được thực hiện từ tài khoản của ḿnh, với số tiền lên tới 199.996 SGD.
Cảnh sát Singapore đă đưa ra cảnh báo về sự gia tăng trở lại của các tṛ lừa đảo liên quan đến phần mềm độc hại được cài đặt trên điện thoại Android của nạn nhân.
Các tṛ gian lận sẽ xuất hiện dưới dạng quảng cáo cho các dịch vụ gia đ́nh hoặc bán thực phẩm thông qua các nền tảng nhắn tin mạng xă hội như Facebook và Instagram trên thiết bị di động Android.
Nạn nhân sẽ liên hệ với những kẻ lừa đảo thông qua các nền tảng nhắn tin như WhatsApp và những kẻ lừa đảo sẽ gửi đường dẫn tải xuống phần mềm độc hại cho nạn nhân.
Những kẻ lừa đảo sau đó sẽ thông báo cho các nạn nhân tải xuống ứng dụng tại đường dẫn này để đặt dịch vụ hoặc mua các mặt hàng thực phẩm và thanh toán.
Sau đó, nạn nhân sẽ được chuyển hướng đến các trang web đăng nhập ngân hàng trực tuyến giả mạo để nhập thông tin đăng nhập i-banking và/hoặc thông tin thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ để thực hiện thanh toán trong ứng dụng.
Các ứng dụng sẽ chuyển hướng thông tin đăng nhập ngân hàng và SMS OTP từ điện thoại của nạn nhân đến tay kẻ lừa đảo.
VietBF@ Sưu tập