Các chuyên gia mới khai quật một nghĩa trang ở miền Trung Italy có niên đại khoảng 1.600 tuổi. Tại đây, họ phát hiện một số hài cốt trẻ em có đặt ḥn đá trong miệng gây nhiều ṭ ṃ.
Khi tiến hành cuộc khai quật một nghĩa trang ở miền Trung Italy, các nhà khảo cổ phát hiện một số ngôi mộ có đặc điểm khác lạ. Đó là những hài cốt trẻ em được đặt một ḥn đá trong miệng. Trong khi đó, một vài thi hài có đặt đá ở tay và chân.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, nghĩa trang trên có niên đại khoảng 1.600 tuổi. Khi kiểm tra, phân tích các bộ hài cốt trẻ em, họ phát hiện nhiều trường hợp tử vong v́ bệnh sốt rét.
Việc đặt ḥn đá trong miệng của hài cốt trẻ em khiến giới khoa học ṭ ṃ v́ sao người xưa lại làm như vậy.
Một quan điểm cho rằng, người xưa làm như vậy v́ lo những đứa trẻ này sẽ "đội mồ sống lại", biến thành ma cà rồng quấy nhiễu cuộc sống của con người.
Do vậy, họ đặt viên đá ở trong miệng, tay, chân để ngăn xác chết sống lại gây ảnh hưởng đến những người c̣n sống.
David Soren - giáo sư nhân chủng học tại Đại học Arizona và là thành viên nhóm nghiên cứu cho rằng, người dân sống cách đây khoảng 1.600 năm sợ hăi thế lực bí ẩn như hồn ma, phù thủy, ma cà rồng, xác sống...
Tuy nhiên, ông Soren cho rằng, kết quả phân tích những bộ hài cốt trẻ em trên cho thấy nhiều trường hợp tử vong v́ bệnh sốt rét. Đợt bùng phát dịch bệnh này có thể đă ảnh hưởng đến cách thức mai táng trẻ em của người dân khi đó.
Theo ông Soren, đặt đá ở trong miệng hoặc trên cơ thể trẻ em có thể có mục đích ngăn chặn mầm bệnh thoát ra khỏi tử thi và giúp bảo vệ cộng đồng khỏi căn bệnh sốt rét.
Cũng tại nghĩa địa cổ xưa trên, các chuyên gia t́m thấy một số bộ xương chó. Chúng được chôn cất cùng trẻ em và được cho là làm nhiệm vụ bảo vệ ngôi mộ và chủ nhân ở thế giới bên kia.