Theo như những lời cảnh báo của Mỹ đă trái ngược hẳn với nhiều phản ứng b́nh tĩnh hơn của nhiều đồng minh châu Âu, đặc biệt là của Ukraina, sau khi từ nhiều tuần lễ nay, các quan chức Mỹ thường xuyên lên tiếng báo động về nguy cơ Nga sắp xua quân xâm lược Ukraina.

Ảnh do bộ Quốc Pḥng Nga công bố ngày 02/02/2022 : Quân đội Nga tập trận chung với Belarus. AP
Đối mặt với luồng dư luận dai dẳng cho rằng họ đă thổi phồng mối đe dọa Nga xâm lược Ukraina, rốt cuộc ngoại trưởng Mỹ vào hôm qua, 07/02/2022 đă phải lên tiếng biện minh cho thái độ đề cao cảnh giác của ḿnh, nhưng vẫn chưa đưa ra những bằng chứng cụ thể.
Theo hăng tin Pháp AFP, nhân một cuộc họp báo, ngoại trưởng Antony Blinken đă bác bỏ lập luận cho rằng Mỹ gieo rắc sợ hăi mà khẳng định rằng cảnh báo của Washington dựa trên những sự kiện cụ thể.
Ngay từ mùa thu, Hoa Kỳ đă bắt đầu lên tiếng báo động về một cuộc triển khai quân sự bất thường của Nga ở biên giới Ukraina, và tố cáo tổng thống Nga Vladimir Putin đang dự kiến một cuộc tấn công lớn.
Trong những ngày gần đây, chính phủ của Joe Biden đă tiết lộ điều mà t́nh báo Mỹ coi là hiện trạng của mối đe dọa, theo đó Nga đă có tới 110.000 quân ở biên giới Ukraina, tức là gần 70% trong số 150.000 binh sĩ cần thiết cho một cuộc xâm lược quy mô lớn, một đạo quân có thể được triển khai từ đây đến giữa tháng Hai.
Tuy nhiên, những người bị đe dọa trực tiếp, tức là người Ukraina, lại thẳng thừng giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của t́nh h́nh. Ngoại trưởng Ukraina Dmytro Kouleba hôm 06/02 đă tuyên bố: “Đừng tin vào những dự báo về ngày tận thế”.
Phải chăng những phản ứng dè dặt đă có tác dụng? Ít ra là Nhà Trắng vào tuần trước đă không c̣n coi là cuộc xâm lược “sắp xảy ra”, đặc biệt sau khi châu Âu cũng không giấu thái độ bực ḿnh khi vào cuối tháng Giêng, người đứng đầu cơ quan ngoại giao châu Âu Josep Borrel nhận định: “Tôi thấy là t́nh h́nh không có ǵ mới để có thể làm tăng cảm giác lo sợ về một cuộc tấn công tức thời”.
Trả lời AFP, bà Nina Khrushcheva, giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học New School ở New York, cho rằng Mỹ hiện đang có vấn đề tín nhiệm v́ họ “đă nói từ ba tháng nay về một cuộc xâm lược sắp xảy ra”.
Đối với bà, “thông tin t́nh báo Mỹ không phải lúc nào cũng hoàn hảo mà thâm chí c̣n thường được thiết kế cho mục đích chính trị”.
Chuyên gia này nhắc lại hai ví dụ: Cái gọi là kho vũ khí hủy diệt hàng loạt gán cho cựu tổng thống Irak Saddam Hussein, từng được nêu lên thành cái cớ để tấn công Irak và lật đổ nhà lănh đạo của nước này vào năm 2003. Kho vũ khí này không bao giờ được t́m thấy. Gần đây hơn, CIA lại không có khả năng dự đoán sự sụp đổ nhanh chóng của chính phủ Afghanistan do việc Mỹ rút quân khỏi nước này.
Theo ghi nhận của AFP, khi bị chất vấn trên tính chất thực hư của những lời báo động mà họ đưa ra, các quan chức Hoa Kỳ nhiều khi đă không tránh khỏi lúng túng.
Nhân một cuộc họp báo vào thứ Năm tuần trước, khi bị hỏi dồn về việc Washington vừa tuyên bố có bằng chứng cho thấy Matxcơva đang lên kế hoạch quay phim một cuộc tấn công giả mạo của Ukraina nhằm vào Nga để lấy cớ xâm lược Ukraina, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ Ned Price nhất mực giải thích rằng đó là thông tin t́nh báo, đ̣i hỏi mọi người phải “tin tưởng”.
Theo bà Nina Khrushcheva, “Tất nhiên không thể công khai các thông tin t́nh báo” và không loại trừ khả năng phía Nga dùng kế nghi binh hay tiến hành một chiến dịch tuyên truyền, thông tin sai lệch.
Tuy nhiên, bà cảnh báo là việc hô hoán liên tục về nguy cơ sắp đến có thể dẫn đến việc lời nói của Mỹ trở nên “kém tin cậy”.
Dẫu sao th́ các đồng minh của Mỹ cũng không xem nhẹ tính chất nghiêm trọng của những ǵ đang xẩy ra ở vùng biên giới Ukraina. Vào hôm qua, có mặt tại Washington cùng với ngoại trưởng Mỹ, lănh đạo ngoại giao Liên Âu Josep Borrel đă nêu bật nỗi lo ngại khi cho rằng: “140.000 binh sĩ tập trung ở biên giới, chắc chắn không phải ở đó để uống trà!”