Theo một đánh giá của giới t́nh báo Ukraine mà CNN do độc quyền có được, các bộ phận do hơn một chục công ty Mỹ và phương Tây sản xuất đă bị phát hiện có trong một chiếc máy bay tấn công không người lái (drone-UAV) của Iran bị bắn rơi ở Ukraine vào mùa Thu năm ngoái.
Đánh giá của cơ quan t́nh báo Ukraine là thêm bằng chứng cho thấy bất chấp các lệnh trừng phạt, Iran vẫn dễ dàng t́m thấy vô số các thiết bị, phụ tùng kỹ thuật cao sẵn có trên thị trường. Tập đoàn Sản xuất Máy bay Iran (
Iran Aircraft Manufacturing Industries Corporation-HESA), công ty chế tạo chiếc máy bay không người lái nói trên, đă bị Hoa Kỳ trừng phạt từ năm 2008 nhưng nay vẫn hoạt động tốt như không có điều ǵ xảy ra.
Quân đội Ukraine cung cấp thông tin về thiết bị bay không người lái Shahed-136 của Iran trong một cuộc họp báo hôm 15 tháng Mười Hai 2022 (Ảnh: STR/NurPhoto via Getty Images)
Vào tháng trước,
CNN có đưa tin Toà Bạch Ốc đă thành lập một lực lượng đa nhiệm để điều tra xem kỹ thuật do Hoa Kỳ và phương Tây sản xuất, từ các thiết bị nhỏ như chất bán dẫn và module
GPS đến các bộ phận lớn hơn như động cơ, tại sao chúng lại có mặt trong máy bay không người lái của Iran? Theo sự đánh giá, trong 52 bộ phận mà Ukraine đă mổ xẻ từ chiếc máy bay không người lái
Shahed-136 nói trên, có đến 40 bộ phận lớn nhỏ được sản xuất bởi 13 công ty Mỹ khác nhau. 12 món c̣n lại được sản xuất bởi các công ty ở Canada, Thụy Sĩ, Nhật Bản, Đài Loan và TQ.
Trong nhiều năm qua, Hoa Kỳ đă áp đặt các lệnh trừng phạt và hạn chế kiểm soát xuất cảng nghiêm ngặt để ngăn Iran có được các nguyên liệu và đồ phụ tùng cao cấp; nay, các giới chức Mỹ đang t́m cách tăng cường nhằm thực thi các biện pháp trừng phạt đó, khuyến khích các công ty giám sát tốt hơn chuỗi cung ứng của chính ḿnh và có lẽ quan trọng nhất là cố gắng xác định xem các công ty phân phối bên thứ ba nào đă gom các thứ bị cấm này và bán lại cho Iran và những quốc gia thù địch khác.
Các chuyên gia khuyến cáo, nếu muốn tăng cường thực thi các biện pháp trừng phạt, chính phủ Mỹ sẽ phải dành nhiều nguồn nhân vật lực hơn vào việc theo dơi các công ty cung cấp những bộ phận bất hợp pháp và những nơi bán ra chúng. Theo các chuyên gia, Nga và Iran đă thành lập nhiều công ty
"vỏ bọc" để che mắt cho việc mua thiết bị và lách các lệnh trừng phạt mà có khi phải mất nhiều năm các chính phủ phương Tây mới phát hiện chúng là các công ty
"b́nh phong".
"Đây là tṛ chơi 'bắt cua trong lỗ' và chính phủ Mỹ phải thật giỏi để chiến thắng tṛ chơi này". ông Gregory Allen, cựu giới chức ở Ngũ Giác Đài, hiện là Giám đốc
Dự án Quản trị Trí tuệ Nhân tạo (Artificial Intelligence Governance Project) thuộc
Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Center for Strategic and International Studies) nhận định. Một chiến dịch ngăn chặn thành công không nhất thiết phải loại bỏ được 100% các mối giao dịch phi pháp mà là mục đích để cho những bọn xấu sẽ gặp nhiều khó khăn và tốn kém hơn mới có được những ǵ họ cần t́m mua. Việc ngăn chặn Iran sản xuất drone ngày càng cấp bách hơn trong lúc Nga đang có nhu cấu rất cao để tung chúng trên khắp lănh thổ Ukraine với mức độ phá hoại tàn ác ngày càng tăng, nhắm vào cả các khu dân cư và cơ sở hạ tầng quan trọng.
Theo các giới chức Mỹ, Nga cũng đang chuẩn bị thành lập nhà máy riêng để sản xuất drone với sự giúp đỡ của Iran để có thể duy tŕ lâu dài chiến thuật phá hoại từ xa này. Ngày 2/1, Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết lực lượng Ukraine đă bắn hạ hơn 80 máy bay không người lái của Iran chỉ trong hai ngày. Zelensky tiết lộ Ukraine có thông tin về t́nh báo Nga
"đang lên kế hoạch tấn công kéo dài bằng những chiếc drone Shahed-136" v́ Putin tin rằng với phương cách này sẽ làm kiệt quệ sức chống trả củalực lượng pḥng không và ngành năng lượng của Ukraine, chưa kể những thiệt hại về nhân mạng của người dân ở đây.
Theo đánh giá của Ukraine, trong các bộ phận do Mỹ sản xuất được t́m thấy trong drone của Iran có gần hai chục đồ phụ tùng do công ty
Texas Instruments chế tạo, gồm cả bộ vi điều khiển, bộ điều chỉnh điện áp và bộ điều khiển tín hiệu số. Ngoài ra c̣n module GPS của công ty
Hemisphere GNSS; bộ vi xử lư của công ty
NXP USA Inc và các thành phần bảng mạch của hai công ty
Analog Devices và
Onsemi. Ngoài ra c̣n có các thiết bị của công ty
International Rectifier (hiện thuộc quyền sở hữu của công ty Đức Infineon và công ty U-Blox của Thụy Sĩ).
Một cuộc điều tra riêng về drone của Iran bị bắn rơi ở Ukraine do
Viện Nghiên cứu Vũ khí Xung đột (Conflict Armament Research) có trụ sở tại Anh tiến hành cũng cho thấy có đến 82% đồ phụ tùng đă được sản xuất từ các công ty có trụ sở tại Mỹ. Hồi đáp của
Texas Instruments nhấn mạnh:
"TI không bán bất cứ sản phẩm nào cho Nga, Belarus hoặc Iran. Chúng tôi tuân thủ luật pháp và quy định hiện hành tại các quốc gia nơi chúng tôi hoạt động và sẵn sàng hợp tác với các cơ quan thi hành luật pháp nếu cần thiết. Ngoài ra, chúng tôi không cho phép sử dụng các sản phẩm của TI cho các máy móc mà chúng không được nhắm đến".
Gregor Rodehuser, phát ngôn viên của hăng sản xuất chất bán dẫn Đức
Infineon, nói:
"Lập trường của chúng tôi rất rơ ràng. Infineon lên án hành động gây hấn của Nga tại Ukraine. Đây là sự vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế và là cuộc tấn công vào các giá trị của nhân loại", đồng thời ông này c̣n lưu ư:
"Ngoài việc mua bán trực tiếp, rất khó để kiểm soát điểm đến của các sản phẩm trong ṿng đời của chúng. Tuy nhiên, chúng tôi hướng dẫn khách hàng và các nới phân phối chỉ bán hàng theo đúng luật pháp hiện hành".
Analog Devices, công ty bán dẫn có trụ sở tại Massachusetts, cũng tuyên bố,
"đang tăng cường các nỗ lực để xác định và chống lại hoạt động mua bán bất hợp pháp, giảm việc bán lại trái phép, chuyển hướng và sử dụng sai các sản phẩm của chúng tôi".
Jacey Zuniga, Giám đốc truyền thông doanh nghiệp của công ty bán dẫn
NXP USA có trụ sở tại Austin, Texas, khẳng định:
"Công ty ‘tuân thủ tất cả các hạn chế kiểm soát xuất cảng hiện hành và các lệnh trừng phạt do các quốc gia nơi chúng tôi hoạt động đang áp đặt. Các ứng dụng về quân sự không phải là lĩnh vực trọng tâm của NXP. Là một công ty, chúng tôi kịch liệt phản đối việc sản phẩm của chúng tôi bị sử dụng cho mục đích vi phạm nhân quyền".
Công ty sản xuất chất bán dẫn
Onsemi có trụ sở tại Phoenix, Arizona hứa tuân thủ
"các luật lệ và quy định về kiểm soát xuất cảng và các lệnh trừng phạt kinh tế hiện hành, đồng thời không bán trực tiếp hoặc gián tiếp cho Nga, Belarus, Iran và các tổ chức quân sự nước ngoài nào. Chúng tôi hợp tác với các cơ quan thực thi pháp luật và chính phủ khi cần thiết để chứng minh hoạt động kinh doanh của công ty phù hợp với luật pháp và chúng tôi tuân thủ các tiêu chuẩn cao nhất về hành vi đạo đức". Công ty sản xuất chất bán dẫn Thụy Sĩ
U-Blox ra tuyên bố khẳng định
"các sản phẩm của chúng tôi chỉ dành cho thương mại và việc sử dụng các sản phẩm này cho thiết bị quân sự của Nga rơ ràng vi phạm các điều kiện bán hàng của U-blox dành cho khách hàng và nhà phân phối"