Cũng giống như nước này cung cấp các khoản vay hơn là viện trợ, Trung Quốc bán hơn là tặng vaccine, chuyên gia nhận định.
TRUNG QUỐC BÁN VACCINE NHIỀU HƠN VIỆN TRỢ, MỸ TẶNG MIỄN PHÍ
Mỹ, hầu như vắng mặt trong hoạt động ngoại giao vaccine vào đầu năm nay, đă bước vào "đấu trường" khi Tổng thống Joe Biden tháng 5 vừa qua tuyên bố rằng Mỹ sẽ phân phối 80 triệu liều vaccine Covid-19 trên toàn thế giới.
Tổng thống Biden không che giấu ư định của ḿnh: Mỹ muốn chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc và Nga bằng cách sử dụng "kho vaccine" để đối phó với đại dịch.
Tuy nhiên, vào thời điểm đó, số lượng này là quá nhỏ so với hơn 668 triệu liều xuất khẩu của Trung Quốc, dù Bắc Kinh chỉ viện trợ 2,4% trong số đó.
Tháng trước, Mỹ tỏ ra nghiêm túc hơn trong việc ngoại giao vaccine khi Tổng thống Biden cho biết nước này sẽ tài trợ thêm 500 triệu liều. Ông cũng kêu gọi các đồng minh trong nhóm Quad là Ấn Độ, Nhật Bản và Australia giữ cam kết sản xuất một tỷ liều ở châu Á vào cuối năm tới.
Khi Mỹ tăng cường ngoại giao vaccine, Trung Quốc đă tăng cường tài trợ và đẩy mạnh chuyển giao công nghệ trong những tháng gần đây, nhưng các nhà phân tích cho rằng cuộc cạnh tranh khó có thể giảm bớt sự thiếu hụt đối với hầu hết các nước đang phát triển, hoặc gây ra bất kỳ sự thay đổi địa chính trị nào.
Trung Quốc là nhà cung cấp vắc xin lớn nhất cho các nước đang phát triển. Tính đến ngày 4/10, nước này đă bán được 1,3 tỷ liều, theo Bridge Consulting. Nhưng số lượng quyên góp vẫn nhỏ so với doanh số bán thương mại: ước tính chỉ có khoảng 71,9 triệu liều được tặng song phương hoặc thông qua Covax, theo Bridge Consulting.
Các chuyên gia cho biết cách tiếp cận lâu đời của Trung Quốc là sử dụng các khoản vay hoặc giao dịch thương mại khi "hỗ trợ" các quốc gia khác.
"Cũng giống như nước này cung cấp các khoản vay hơn là viện trợ, Trung Quốc bán hơn là tặng vaccine", Chong Ja Ian, trợ lư giáo sư tại khoa khoa học chính trị tại Đại học Quốc gia Singapore, cho biết.
Hiện tại, vaccine của Trung Quốc vẫn được săn đón nhiều, đặc biệt là bởi các nước đang phát triển do thiếu hụt nguồn cung. Một nguồn tin giấu tên cho biết nhu cầu vaccine khổng lồ đồng nghĩa với việc các công ty dược phẩm có thể bán với giá cao hơn.
Ví dụ: các trung tâm kiểm soát và pḥng ngừa dịch bệnh địa phương của Trung Quốc đă mua vaccine do Chongqing Zhifei Biological Products sản xuất với giá khoảng 25 đến 30 Nhân dân tệ (khoảng 3,85 - 4,65 USD) cho mỗi liều, nhưng có thể được xuất khẩu với giá khoảng 40 Nhân dân tệ cho mỗi liều.
Các thỏa thuận giữa chính phủ và các nhà sản xuất vaccine thường là thông tin mật. Nh́n chung, giá vaccine của Trung Quốc có giá thấp hơn so với vaccine mRNA của Pfizer hoặc Moderna, nhưng đắt hơn so với AstraZeneca và Johnson & Johnson.
Mặt khác, Mỹ nhấn mạnh rằng nước này viện trợ miễn phí vaccine. Tuy nhiên, khi nhu cầu tiêm tăng cường ở Mỹ tăng cao, việc cung cấp vaccine có thể bị siết chặt hơn nữa. Hiện nay, mới chỉ có 176 triệu liều được vận chuyển.
Trong khi đó, công suất của Trung Quốc là khỏng 5 tỷ liều vaccine mỗi năm.
Ngoại giao vaccine của Trung Quốc liệu có thành công?
Trung Quốc đă tăng cường đóng góp vaccine viện trợ thông qua Covax và song phương. Nước này cũng đă thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ để giúp một số quốc gia sản xuất vaccine trong nước.
Hôm thứ Năm, WHO tiếp tục kêu gọi các quốc gia ưu tiên cung cấp cho Covax thay v́ các thỏa thuận song phương hoặc nhu cầu trong nước nhằm giúp đạt được mục tiêu tiêm chủng cho 40% dân số thế giới vào cuối năm nay và 70% vào giữa năm 2022.
Cho đến nay, Bắc Kinh chủ yếu viện trợ vaccine Sinopharm trong khi Sinovac được sử dụng trong các giao dịch thương mại.
Theo Airfinity, công ty chuyên theo dơi nguồn cung cấp vaccine trên toàn thế giới, Trung Quốc đă tặng 32,6 triệu liều Sinopharm cùng 5 triệu liều Sinovac cho châu Á vào giữa tháng 9 và viện trợ cho châu Phi 7,4 triệu liều Sinopharm cùng 2,6 triệu liều Sinovac. Trong khi chỉ có khoảng 1,5 triệu liều được cung cấp cho các nước Mỹ Latinh.
Trung Quốc cũng đang giúp xây dựng một số cơ sở sản xuất vacine ở Brazil, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Ai Cập, hy vọng các nước này trở thành trung tâm cung cấp vaccine bất hoạt cho khu vực châu Mỹ Latinh, Trung Đông và châu Phi.
Nhiều quốc gia đang mong muốn sản xuất Covid 19 trong nước để đảm bảo nguồn cung.
Nhưng Jerome Kim, tổng giám đốc của Viện vaccine quốc tế, cho biết điều quan trọng đối với các cơ quan quản lư địa phương là có thể đảm bảo quy tŕnh sản xuất và các mũi tiêm đạt tiêu chuẩn.
Mặc dù các động thái của Trung Quốc và Mỹ trong việc bán và tặng vaccine cũng như xây dựng các cơ sở sản xuất cho các nước đang phát triển được hoan nghênh trong việc ứng phó với đại dịch nhưng không nên quá kỳ vọng rằng các hoạt động ngoại giao vacine sẽ mang lại thay đổi đáng kể cho cán cân địa chính trị, Huang Yanzhong, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu sức khỏe toàn cầu tại Đại học Seton Hall, bang New Jersey, Mỹ nhận định.
Các quốc gia nhận vaccine của Trung Quốc không chỉ phụ thuộc vào vaccine của Trung Quốc. Ví dụ, Trung Quốc đang xây dựng một trung tâm ở UAE, nhưng [UAE] cũng đang sử dụng Pfizer để tiêm tăng cường.
Indonesia là nước nhận vaccine Trung Quốc lớn nhất ở Đông Nam Á nhưng điều đó không có nghĩa là nước này sẽ thay đổi lập trường về Biển Đông, ông nói thêm.
Ngoại giao vaccine giúp Bắc Kinh cải thiện h́nh ảnh của ḿnh, nhưng đối với các quốc gia chấp nhận vắc xin của Trung Quốc, điều đó không có nghĩa là họ sẽ chấp nhận ảnh hưởng của Trung Quốc, ông Huang nói thêm.
VietBF @ Sưu tầm