Nhiều gia đ́nh lựa chọn nuôi mèo để chúng bắt chuột trong nhà. Nhưng thực chất chúng có biết bắt chuột? Các nhà khoa học Mỹ đă nghiên cứu và mới đây công bố kết luận.
Một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Frontiers in Ecology and Evolution cho thấy, loài mèo thực sự không giỏi bắt chuột như chúng ta vẫn lầm tưởng.
Chuột là loài gặm nhấm nguy hiểm ở môi trường đô thị. Chúng phá hoại cơ sở hạ tầng, các cửa hàng thực phẩm và thậm chí lây lan bệnh dịch. Chi phí để khắc phục thiệt hại và chống lại chuột tại Mỹ hàng năm thường tốn tới hàng chục tỷ đô. Nhưng để t́m ra cách khắc chế lũ chuột ngày một đông, các nhà khoa học buộc phải hiểu được bản chất của chúng trước
Theo báo công nghệ Wired, một nhóm nghiên cứu gồm trưởng nhóm Michael Parsons đă chọn một khu xử lư rác thải ở Brooklyn, New York City làm nơi nghiên cứu hành vi của loài chuột sống ở đô thị. Kế hoạch ban đầu là bắt, cấy chip và thả những con chuột ra môi trường để nghiên cứu hành vi của chúng và t́m ra giải pháp kiềm chế quần thể chuột.
Nhưng một bầy 5 con mèo hoang đă phá hỏng tất cả kế hoạch của nhóm nghiên cứu. Thay v́ bỏ cuộc, nhóm quyết định chuyển hướng dơi xem cách những con chuột phản ứng ra sao với bầy mèo hoang. Loài mèo trước nay vẫn được coi là thiên địch của loài gặm nhấm mà cụ thể là chuột. Do đó nhóm nghiên cứu đều rất tin tưởng rằng, những con mèo kia sẽ giải quyết gọn gàng tất cả lũ chuột.
Chỉ có điều dự đoán trên của họ đă trật lất. Thông qua camera theo dơi, các nhà nghiên cứu có thể quan sát được toàn bộ diễn biến bên trong bức tường của băi chứa rác suốt 79 ngày. Nhưng họ lại phát hiện thấy những điều không thể tin nổi. Chuột và mèo đă đứng cùng nhau rất nhiều lần. Họ ghi nhận có 300 trường hợp cả mèo và chuột đứng cạnh nhau.
Trong hơn 306 video ghi được, chỉ có 20 video ghi nhận một con mèo đang săn chuột. Đáng buồn là những con mèo c̣n lại tỏ ra thờ ơ và dửng dưng. Kết quả là chỉ có hai con chuột bị giết trong suốt quá tŕnh theo dơi. Đa số những con mèo chỉ đứng theo dơi chuột từ xa hoặc thậm chí làm ngơ trước sự xuất hiện của chuột.
Parsons cho biết, có thể do kích thước những con chuột quá lớn và những con mèo kia chỉ bận tâm săn những con mồi nhỏ hơn, ví dụ như chuột nhắt hoặc chim với trọng lượng thường dưới 30 gram. Ngược lại những con chuột ở băi rác trên đều nặng trung b́nh 339 gram. Parsons nghi ngờ rằng, loài mèo sợ bị chấn thương khi phải chiến đấu với những con chuột to có răng và móng vuốt sắc nhọn.
Nhưng khi bầy mèo "không thèm" giết chuột th́ ngược lại, những con chuột vẫn có một thái độ dè dặt nhất định. Khi có sự xuất hiện của mèo, chuột di chuyển cẩn thận hơn. Chúng thường chỉ lén lút chứ không dám chạy hiên ngang trước mặt mèo.
Nhưng hóa ra đây lại là một điều nguy hiểm hơn bao giờ hết. Nếu loài chuột cứ lén lút như vậy trong khi mèo lại dửng dưng không thèm bắt chuột th́ con người sẽ khó có thể kiểm soát được nạn chuột hoành hành. Loài mèo hoang được coi là mối nguy hiểm ở nhiều quốc gia. Tại Úc, mèo hoang thường hay săn chim và làm suy giảm trầm trọng quần thể loài chim.
Có lẽ rằng trong muôn vàn biện pháp để kiểm soát loài chuột, mèo không phải là giải pháp tốt nhất mà đôi khi c̣n là vô dụng nhất.