Khi “tiến hóa” cùng xe máy, người Việt chúng ta đă sinh ra một thứ văn hóa ứng xử tệ hại. Đó là văn hóa giành giật, chen lấn kiểu “mạnh được yếu thua”.
Tuần rồi có một chuyện cứ ám ảnh tôi măi. Một người phụ nữ đang được chồng chở đến bệnh viện sinh con th́ bị xe trộn bê-tông cán làm thai nhi văng ra ngoài, người chồng th́ bị dập nát một chân. Người mẹ đă chết, đứa trẻ may mắn sống sót nhưng bị thương tật ở chân. Câu chuyện được tường thuật kỹ trên báo, là câu chuyện đời thường có thật nhưng nghe cứ như là chuyện kinh dị, hay là một sản phẩm của Hollywood. Có lẽ, những người giàu trí tưởng tượng cách mấy cũng khó mà nghĩ ra cái cảnh đau đớn khủng khiếp này.
Ở đây, tôi sẽ không bàn thêm về tai nạn thương tâm này nữa mà chỉ ghi ra những ư nghĩ của ḿnh về một thế giới hỗn độn, nơi mà xe cộ, con người như đang trong một tṛ chơi cơ khí - tṛ chơi bạo lực, chết chóc.
Minh họa: KHỀU
Như tất cả những người sinh ra và lớn lên ở Việt Nam, “quá tŕnh tiến hóa” của cá nhân tôi có thể gạch những đầu ḍng thế này: bắt đầu là đi bộ, sau cưỡi xe đạp, sau nữa là “phi” xe máy. Riêng với nhiều người, “quá tŕnh tiến hóa” ấy chắc thế nào cũng chạm đến cho bằng được chiếc xe con. Thế nhưng, ở Việt Nam, điều kỳ khôi là những ai đi ô tô đều song hành cùng xe máy. Chiếc xe máy đối với một người Việt chẳng khác nào con ngựa đối với một người trên thảo nguyên Mông Cổ. Cố nhiên, xe máy chẳng bao giờ là ngựa. Nó là một thứ phương tiện - đồ vật. Xe máy không thể phi qua những “lô-cốt” hay bơi qua những con đường nước ngập như sông vào mùa triều cường. Tất nhiên là xe máy, đặc biệt là xe máy ở Việt Nam, cũng có “quá tŕnh tiến hóa” của nó, vẻ như ngày càng dềnh dàng ra. Nếu như trước năm 1975, chúng ta vẫn thường thấy h́nh ảnh thiếu nữ bận áo dài chạy như ru trên những chiếc cub (50), xe dame (78) th́ ngày nay là những chiếc xe to đùng như SH, Dylan... Và cũng thật không thể hiểu nổi ở Việt Nam có rất nhiều người sắm xe máy với giá ngang bằng ô tô.
Và rất nhiều người, đặc biệt là phụ nữ, không phải đang đi xe máy mà là đang “đánh vật” với nó. Thật không khó tưởng tượng những phụ nữ nhỏ bé dịu dàng lại ngồi trên những chiếc xe to đùng, nặng trịch; rồi lại phải chở đứa con cũng “to vật vă” th́ điều ǵ sẽ xảy ra? Những tai nạn giao thông do tự té ngă, do va quẹt nhẹ là điều vẫn thường thấy hằng ngày, trên bất cứ tuyến đường nào. Đó là chưa nói giao thông ở Việt Nam th́ cứ như thời “khai thiên lập địa”. Nếu đang lưu thông trên đường một chiều th́ bạn vẫn thấy có những người cưỡi xe máy vụt ngược lại phía bạn, thỉnh thoảng lại có một chiếc xe đẩy ve chai cứ xấn tới như bất chấp. Khi bạn đang đi th́ bất ngờ có một người chạy cà tưng qua đường hay bất th́nh ĺnh có một chiếc xe cắt mặt. Không hề có một phép tắc hay luật lệ nào cả! Dường như con đường do mỗi người tự vẽ trong đầu chứ không phải là đường trong quy hoạch. Đi ngược chiều, băng ngang, rẽ phải, rẽ trái đột ngột..., đó là căn bệnh trầm kha của giao thông xứ ta. Thật không có quốc gia nào như Việt Nam, khi mà ô tô lưu thông cùng làn đường với xe máy, c̣n xe máy th́ “phi” trên vỉa hè dành cho người đi bộ, xe buưt th́ được “ưu tiên” đến bất chấp cả tín hiệu đèn đỏ - đèn xanh. Tai nạn giao thông là điều không thể tránh khỏi, nếu như không muốn nói sự sống sót mỗi ngày với mỗi con người nhiều khi như là... ân huệ của thượng đế (!).
Ảnh minh họa
Ô tô và tàu điện hay chỉ là xe máy? Khi “tiến hóa” cùng xe máy, người Việt chúng ta đă sinh ra một thứ văn hóa ứng xử tệ hại. Đó là văn hóa giành giật, chen lấn kiểu “mạnh được yếu thua”. Trên đường, dễ dàng nh́n thấy có những kẻ vừa cưỡi xe máy vừa tḥ tay sồn sột găi mông. Trên đường, thỉnh thoảng bạn lại bị một kẻ xa lạ nào nó phun băi nước bọt vào mặt. Trên đường, v́ dừng lại đúng theo tín hiệu đèn, có khi bạn bị chửi là... đồ con ḅ (!). Trên đường, có thể bạn may mắn thoát những tai nạn giao thông nhưng những chấn thương tâm lư là điều không tránh khỏi.
Dù người Việt ḿnh luôn có tâm lư chuộng những thứ thuận tiện trước mắt và nếu được chọn lại từ đầu th́ nhiều người vẫn chọn xe máy, vừa như một thứ phương tiện cũng vừa là tài sản nhưng xe máy có thực sự thuận tiện, nhanh chóng không? Chúng ta thử soi rọi điều đó qua cuốn sách Tư duy nhanh và chậm của Daniel Kahneman - nhà tâm lư học nổi tiếng từng đoạt giải Nobel Kinh tế xem sao. Phải chăng sự rập khuôn về tiềm thức, những phán đoán bề ngoài và sự trôi tuột quán tính đă khiến chúng ta tưởng phóng nhanh vẫn về rất chậm, thậm chí là luôn chậm trễ và mệt mỏi vào những buổi chiều tối trong căn nhà của ḿnh.
Khi ngồi viết những ḍng này, không hiểu sao trong đầu tôi cứ hiện lên một h́nh ảnh của ước mơ. Tôi mơ về một thành phố với những con đường thông thoáng, không c̣n những ḍng xe máy hỗn loạn, trên đó có những chiếc xe buưt đưa trẻ em tới trường, trên xe buưt ríu rít tiếng nói cười. Và trên chiếc xe buưt của niềm vui đó, chắc chắn không có câu chuyện kinh dị được kể lại, như là: “Hồi đó, một con quái vật đă đến đỡ đẻ cho mẹ tao bằng cách cán qua người bà, c̣n tao th́ văng lọt ra ngoài”...
vnn