- Nga và Trung Quốc sẽ phối hợp hành động nhằm đáp trả kế hoạch của Mỹ trong việc củng cố hệ thống pḥng thủ tên lửa ở khu vực Châu Á. Đây là tuyên bố vừa được một nhà ngoại giao cấp cao của Trung Quốc đưa ra ngày hôm qua (19/3).
Phát biểu trên được đưa ra sau khi Washington gần đây thông báo sẽ gác lại kế hoạch thiết lập một hệ thống pḥng thủ tên lửa ở Châu Âu để ưu tiên phát triển hệ thống lá chắn tên lửa ở Alaska nhằm bảo vệ Mỹ trước một cuộc tấn công có thể xảy ra từ Triều Tiên.
Cả Bắc Kinh và Moscow đều phản đối kế hoạch triển khai lá chắn tên lửa của Mỹ với lư do là những lá chắn đó làm phương hại đến các chiến lược quân sự của riêng họ.
“Vấn đề lá chắn tên lửa phải thích hợp với sự cân bằng chiến lược toàn cầu. Cả Nga và Trung Quốc đều có chung quan điểm như vậy”, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc – ông Cheng Guoping hôm qua đă nói như vậy ở thủ đô Bắc Kinh.
“Nga và Trung Quốc nhiều năm nay đă hợp tác với nhau trong vấn đề lá chắn tên lửa và chúng tôi sẽ tiếp tục củng cố mối quan hệ hợp tác theo hướng này”, ông Cheng nói thêm.
Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ - ông Chuck Hagel hôm 15/3 thông báo, Mỹ đang nỗ lực tăng cường sức mạnh cho hệ thống pḥng thủ tên lửa nước này bằng việc triển khai cùng lúc 14 tên lửa đánh chặn hiện đại đến năm 2017. Đây là động thái được ông Hagel tuyên bố là để đáp trả “những hành động khiêu khích vô trách nhiệm và bất cẩn” của phía Triều Tiên sau khi nước này đe dọa sẽ thực hiện một cuộc tấn công phủ đầu hạt nhân vào Mỹ.
Với kế hoạch trên, số lượng tên lửa đánh chặn mà Mỹ triển khai hiện nay sẽ tăng từ 30 lên 44. Những tên lửa này được thiết kế để có thể hạ gục tên lửa tầm xa đang bay trước khi chúng chạm tới lănh thổ nước Mỹ. Ngoài ra, Mỹ cũng có kế hoạch triển khai hệ thống radar thứ hai trên lănh thổ Nhật Bản nhằm phát hiện sớm những tên lửa xuất hiện từ Triều Tiên
Đại sứ Nga tại Trung Quốc – ông Sergei Razov đă kêu gọi các đối tác của Moscow “điều chỉnh nỗ lực pḥng vệ của họ để đối phó với những mối đe dọa, thách thức” đồng thời khẳng định, không quốc gia nào được quyền thực hiện nỗ lực bảo vệ an ninh cho ḿnh nhưng lại gây ra mối đe dọa cho các nước khác.
Cả Thứ trưởng Cheng lẫn Đại sứ Razov đều không cho biết cụ thể về việc liệu Nga và Trung Quốc sẽ bắt tay phối hợp hành động như thế nào trong việc đối phó với kế hoạch lá chắn tên lửa của Mỹ.
Trước đó, hôm thứ Hai đầu tuần (18/3), phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi từng phát biểu, "các hành động như việc củng cố sức mạnh pḥng thủ tên lửa chỉ làm cho sự thù địch tăng lên và sẽ không có lợi cho việc t́m kiếm một giải pháp cho vấn đề".
Ông Hồng Lỗi cũng lên tiếng chỉ trích việc “phổ biến tên lửa”, rơ ràng ám chỉ đến vụ phóng tên lửa tầm xa của Triều Tiên hồi tháng 12 năm ngoái. Mới đây, hồi tháng 2, B́nh Nhưỡng c̣n khiến cả thế giới choáng váng khi bất ngờ thực hiện vụ thử hạt nhân thứ ba. Vụ thử này đă khiến Triều Tiên phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt mới của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và gây ra “cơn sóng gió mới” hiện nay trên bán đảo Triều Tiên. Trong cuộc khủng hoảng mới, B́nh Nhưỡng đă cảnh báo sẽ tấn công phủ đầu hạt nhân Mỹ và Mỹ tuyên bố đáp trả bằng việc củng cố hệ thống pḥng thủ tên lửa đối phó trực tiếp với Triều Tiên.
Trong khi đó, giữa Nga với NATO và Mỹ từ lâu đă đối đầu với nhau về vấn đề lá chắn tên lửa. Moscow phản đối mạnh mẽ việc Mỹ muốn dựng một hệ thống pḥng thủ tên lửa ở Đông Âu v́ coi hệ thống này là mối đe dọa đối với an ninh nước Nga. Đáp lại, Washington luôn khẳng định, hệ thống lá chắn tên lửa của họ chỉ nhằm vào Iran và Triều Tiên, không nhằm vào Nga. Mặc dù hiện giờ Mỹ đă tuyên bố gác lại kế hoạch lá chắn tên lửa ở Châu Âu và tập trung cho lá chắn tên lửa ở Châu Á nhưng Moscow vẫn không khỏi hết lo ngại. Đó là lư do Nga bắt tay với Trung Quốc nhằm đáp trả kế hoạch của Mỹ.
Kiệt Linh - (theo RIA)