Nhận được rất nhiều ư kiến ủng hộ từ các diễn đàn mạng, những khách hàng ghé thăm và rất nhiều người quan tâm đến hiện t́nh độc hại của hàng hóa Trung Quốc. Ngược lại, cũng có ở chỗ này, chỗ kia là một vài cá nhân nghi ngờ, bêu rếu hay thậm chí công kích mục đích của Shop. Chúng tôi xin ghi nhận tất cả với tinh thần xây dựng và phản hồi những ai quan tâm về No China Shop qua bài viết này.
Tại sao là No China shop?
Ư tưởng này xuất phát từ tâm lư của vợ chồng tôi, những người không thích xài hàng TQ nhưng không biết chọn những sản phẩm thay thế ở đâu. Cách đây tám tháng, tôi đă gợi ư lập một trang web tập trung giới thiệu các sản phẩm không xuất xứ từ Trung Quốc cho các bạn ở Hà Nội, nhưng mọi việc vẫn đứng im trong khi công việc kinh doanh chính không cho chúng tôi có thời gian thực hiện điều này.
Những thông tin về sự độc hại của hàng TQ, những động thái gây hấn về chủ quyền diễn ra liên tục đă thôi thúc tôi phải hành động. Cuối năm 2012, chị tôi đă gợi ư nhập quần áo trẻ em về bán và chúng tôi đă quyết định sẽ không bán hàng TQ và kêu gọi phát huy tinh thần hỗ trợ sản phẩm của người Việt – đồng bào ruột thịt của ḿnh. No China Shop từ đó được h́nh thành.
No China shop vừa là một cái tên vừa là tiêu chí hoạt động. Không phải chúng tôi cực đoan, không phải tất cả hàng Trung Quốc đều độc hại, nhưng với một cơ chế kiểm soát chất lượng yếu kém như hiện nay th́ chúng ta phải nghĩ cách tự bảo vệ ḿnh, đó là phản ứng tự vệ chính đáng. Xa hơn, đó là sự đề pḥng về sự phá hoại kinh tế có chủ đích nhằm vào đất nước ta, như ít nhiều chúng ta đă từng nghe về điều này qua việc thu mua đĩa, móng trâu, củ sắn… Và hiện nay, với 90% hàng nhập khẩu từ TQ đă làm tê liệt hầu hết các nhà sản xuất tại VN. Chúng ta đang dần rơi vào thời kỳ đô hộ mới dưới h́nh thức “nô lệ kinh tế” với Trung Quốc. Chúng tôi không muốn nô lệ và No China Shop là nơi của những ai không muốn nô lệ, chúng ta làm chủ khả năng và ham muốn tiêu dùng của chính ḿnh.
Đang mơ ah! làm sao tránh được hàng Trung Quốc?
Nếu nh́n vào thực tế thị trường hiện nay th́ việc tránh hàng hóa TQ cũng khó khăn như việc tránh “tàu lạ” của ngư dân, nhưng khi chúng ta thay đổi thói quen tiêu dùng th́ mọi thứ sẽ bắt đầu thay đổi. Cảm giác bất lực cũng giống như cảm giác bất hạnh khi chúng ta chỉ nh́n vào những điều chúng ta không có. Tập trung vào khả năng thực tại chúng ta sẽ t́m ra giải pháp trong tương lai. Ngành dệt may, da giầy và thực phẩm là khả năng mà Việt Nam chúng ta đang có và sẽ đẩy lùi được hàng TQ ở phân khúc này.
Đúng là hàng hóa, sản phẩm Việt Nam hiện nay vẫn c̣n giới hạn từ phẩm chất, số lượng đến giá cả. Và đó cũng là kết quả của sự thống trị của hàng hóa, sản phẩm nước ngoài và không ít th́ nhiều đă đến từ thói quen của người tiêu thụ.
Chúng ta chưa có sự tập trung cần thiết đối với thị trường trong nước. Trải qua 1000 năm đô hộ giặc Tàu, 100 năm đô hộ giặc Tây, chúng ta vẫn từng bước độc lập th́ 10 năm dần rơi vào đô hộ kinh tế th́ cớ ǵ chúng ta phải cam chịu? Chỉ có thể có được một thị trường sản xuất nội địa phát triển cho Việt Nam trong tương lai nếu ngày hôm nay mỗi chúng ta bắt đầu bằng một thước vải Việt Nam, một đôi giày Việt Nam. Sự cạnh tranh sẽ đến theo phát triển và phẩm chất sẽ thăng tiến.
Việt Nam chúng ta không thiếu nguồn nguyên liệu, vấn đề không nằm ở chỗ thiếu công nghệ, nó nằm ở việc chúng ta thiếu niềm tin và quyết tâm tạo ra sự thay đổi, chí ít là từ bản thân ḿnh.
Lợi dụng ḷng yêu nước để kinh doanh?
Ở đây từ “lợi dụng” đang bị đánh tráo khái niệm, nó chỉ đúng khi một bên được lợi và bên kia th́ thiệt tḥi. Nếu xét theo góc độ kinh doanh th́ sản phẩm thành công là đáp ứng được tâm lư và nhu cầu của người tiêu dùng. Nếu dùng từ “lợi dụng” th́ hầu hết các đơn vị kinh doanh hiện nay đều đang lợi dụng khách hàng, từ trẻ em cho đến người lớn đều bị lợi dụng khi mua một sản phẩm. Và kẻ lợi dụng điều này nhiều nhất và hơn hết là Trung Quốc, khi lợi dụng vào tâm lư ham rẻ, ham đẹp, ham lợi nhuận nhanh của đa số người Việt Nam để tuồng vào đó những thứ độc hại, kém chất lượng.
Đến lúc chúng ta cần phải nh́n nhận thẳng thắn với nhau rằng, phần đông những người đang có tinh thần yêu nước, muốn thể hiện, muốn bày tỏ, muốn đóng góp. Họ là phân khúc khách hàng đáng được phục vụ, đó là một nhu cầu tốt đẹp và chính đáng. Bất ḱ đơn vị kinh doanh nào đáp ứng được điều này đều đáng được hưởng lợi nhuận từ nó.
Sau hết, sẽ c̣n nhiều điều thiếu sót với mô h́nh kinh doanh vừa ba tháng tuổi và đang thiếu nguồn vốn trầm trọng này, nhưng chúng tôi tin với quyết tâm hướng đến cộng đồng, hướng đến tính an toàn và lương thiện, chúng tôi sẽ t́m được những đối tác chiến lược để phát triển No China Shop ngày một hoàn thiện hơn.
Ước mơ của chúng tôi không nằm ở một cửa hàng No China Shop. Ước mơ của chúng tôi là khái niệm No China Shop sẽ dẫn đến một nhận thức “người Việt dùng hàng Việt” trong tương lai, góp phần xây dựng một nền sản xuất nội địa độc lập, có khả năng cạnh tranh với hàng hóa nước ngoài và người dân có cơ hội lựa chọn những sản phẩm an toàn, phẩm chất cao và góp phần làm giàu cho nền kinh tế quốc gia – một nền kinh tế tự chủ, độc lập.