Kính viễn vọng Hubble của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đă chụp được các h́nh ảnh dường như cho thấy một “kẻ xâm lược không gian” đang nh́n trừng trừng về phía Trái đất. Tuy nhiên, NASA vừa lên tiếng xác thực đây chỉ là một ảo giác quang học.
Trong bức ảnh do kính viễn vọng Hubble chụp được này, vật thể có tên gọi Abell 68 trông như một "kẻ xâm lược không gian" đang ḍm ngó Trái đất. Ảnh: NASA
Theo NASA, h́nh ảnh lạ xuất hiện khi kính Hubble hướng chụp một cụm thiên hà khổng lồ nằm cách Trái đất 2 tỷ năm ánh sáng.
Với tên gọi Abell 68, vật thể có h́nh dạng như nhân vật “kẻ xâm lược không gian” trong một tṛ chơi điện tử kinh điển cùng tên hồi những năm 1970 thực chất là một ảo ảnh do trường hấp dẫn của một cụm thiên hà ở vị trí cận cảnh làm sai lệch không gian và bóp méo các h́nh ảnh nền của những thiên hà ở xa hơn.
Hiệu ứng “thấu kính hấp dẫn” này có thể tạo ra nhiều bản sao h́nh ảnh phản chiếu của ánh tới từ một thiên hà xa xôi.
NASA lí giải: “Trường hấp dẫn xung quanh cụm thiên hà khổng lồ Abell 68 đóng vai tṛ như một thấu kính tự nhiên trong không gian, làm sáng rực và phóng đại ánh sáng phát ra từ các thiên hà rất xa ở viễn cảnh.
Giống như một tấm gương trong nhà cười, thấu kính đă tạo ra một cảnh quan tưởng tượng của những h́nh ảnh giống như ṿng cung và các ảnh phản chiếu của những thiên hà làm phông nền”.
H́nh ảnh bóp méo do hiệu ứng "thấu kính hấp dẫn" giống một cách kỳ lạ nhân vật trong tṛ chơi điện tử kinh điển "Những kẻ xâm lược không gian" hồi thập niên 1970. Ảnh: Daily Mail
Cụm thiên hà ở vị trí cận cảnh được xác định nằm cách Trái đất 2 tỉ năm ánh sáng trong khi các h́nh ảnh thấu kính đến từ những thiên hà ở xa phía sau nó.
Cơ quan vũ trụ châu Âu nhận định, những h́nh ảnh bị bóp méo về các thiên hà xa xôi trên là một ví dụ rất điển h́nh cho hiện tượng ảo giác quang học “thấu kính hấp dẫn”.
Tuấn Anh (Theo Daily Mail)