- Theo biên bản làm việc giữa Sở Nông nghiệp và Phát triểng Nông thôn Long An với ông Trương Quốc Ánh, giống lúa trồng ở Long An là lúa lai Nhị Ưu 838, c̣n ông Liu Wen Jiang là tiến sĩ trường Đại học Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Người Trung Quốc thuê thêm đất ở Việt Nam làm ǵ?
Được biết, người thực hiện dự án là ông Trương Quốc Ánh, Phó trưởng pḥng Công nghệ sinh học, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam (Bộ NN&PT-NT), và ông Trần Minh Nhu (công tác tại Công ty Cổ phần Giống cây trồng Miền Nam), cả hai thực hiện dự án theo hợp đồng sản xuất lúa giống với công ty Dịch vụ Nông nghiệp Trọng Tín (số 39 Sơn Tây, Ba Đ́nh, Hà Nội).
Ông Nhu đứng ra kư hợp đồng thuê đất ruộng ở ấp 1, xă Ḥa Phú, huyện Châu Thành, Long An để thực hiện dự án, với giá 30 triệu đồng/vụ/ha.
Đây chỉ là giống lúa lai Nhị Ưu 838 đă được cấp phép?
Ảnh: DV.
Trao đổi qua điện thoại chiều 20/2, TS. Ngô Quang Vinh, Phó Viện trưởng Viện KH-KT Nông nghiệp miền Nam xác nhận, ông Ánh hiện là Phó pḥng của Viện. Tuy nhiên, dự án trồng lúa kể trên ông Ánh thực hiện hoàn toàn theo tư cách cá nhân, không có liên quan ǵ tới Viện.
“Chúng tôi đă yêu cầu anh Ánh làm tường tŕnh vụ việc. Hiện Viện trưởng đang đi công tác, nên ít hôm nữa Viện mới có ư kiến chính thức về vụ việc này”, TS. Vinh cho biết thêm.
Ông Vinh cũng khẳng định, việc anh em trong Viện làm việc này việc kia ở ngoài th́ Viện không cấm, nhưng nếu làm phải ở tư cách cá nhân, nếu có tên Viện th́ Viện phải quản lư.
Nhận xét về việc thuê chuyên gia người Trung Quốc, ông Vinh cho rằng, trường hợp này có lẽ chỉ giống như thuê một người có kinh nghiệm về làm, v́ có thể họ đă được trực tiếp chăm sóc lúa đó, nên họ có kinh nghiệm chắc chăn hơn. C̣n nguyên tắc nhà khoa học b́nh thường th́ cho giống là có thể lai tạo được. Ở đây chủ yếu là “quen tay hay làm”.
Sáng 19/2, đoàn công tác của Sở NN&PT-NT Long An, đại diện huyện Châu Thành đă có buổi làm việc với ông Trương Quốc Ánh.
Tại buổi làm việc, ông Ánh cho biết giống lúa trên là lúa lai Nhị Ưu 838 của Trung Quốc, đă được Bộ NN&PT-NT cho phép sản xuất đại trà ở Miền Bắc.
Giống lúa này có giá bán khá cao, từ 90-120.000 đồng/kg, nên Công ty Trọng Tín muốn sản xuất giống lúa này. Nhưng vụ đông xuân miền Bắc lạnh, không thuận cho sản xuất lúa giống nên nên công ty này đă thuê ông Ánh và ông Nhu thực hiện dự án ở miền Nam, v́ mùa này khí hậu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cũng không quá nóng, thuận lợi cho lúa phát triển. Diện tích trên cũng chỉ mới là trồng thử nghiệm.
C̣n ông Liu Wen Jiang là tiến sĩ trường đại học Tứ Xuyên (Trung Quốc), ông nay do công ty Trọng Tín mời về để hướng dẫn kỹ thuật và làm việc trực tiếp với người dân được thuê chăm sóc lúa.
Ông Ánh cũng đă thừa nhận thiếu sót khi thực hiện dự án đă không thông báo với chính quyền địa phương, đồng thời có chuyên gia người nước ngoài nhưng không đăng kư với cơ quan chức năng theo quy định.
Được biết, chiều 20/2, Thanh tra Sở NN&PT-NT Long An tiếp tục có buổi làm việc với ông Ánh để làm sáng tỏ vụ việc.
Đánh giá về khả năng nguy hại có thể xảy ra khi trồng “lúa lạ”, TS. Ngô Quang Vinh, Phó Viện trưởng Viện KH-KT Nông nghiệp miền Nam (Bộ NN&PT-NT) cho rằng, nếu chỉ là giống lúa lai b́nh thường sẽ không gây nguy hại ǵ cho các loại lúa khác xung quanh.
Nhưng, về nguyên tắc, những giống mớ muốn thử nghiệm phải được phép của Bộ NN&PT-NT.
Cái đáng ngại, theo TS. Vinh là những giống biến đổi gen, v́ qua quá tŕnh thụ phấn nó có thể lây sang các thửa ruộng xung anh. V́ hiện nay giống biến đổi gen là tốt, xấu cũng chưa biết thế nào. Hiện nay Việt Nam mới chỉ cho phép thử nghiệm với ngô và đỗ tương biến đổi gen, và cũng được kiểm tra rất nghiêm ngặt.
Lê Việt
theo PNTD