- Phim không hấp dẫn, t́nh tiết hời hợt lại cẩu thả trong sản xuất… là lư do đáng buồn khiến khán giả quay lưng lại với phim truyền h́nh Việt Nam.
Phim truyền h́nh thừa lượng mà thiếu chất
Hàng loạt các phim truyền h́nh đă lên sóng trong thời gian gần đây như: Anh chàng vượt thời gian, Xin thề anh nói thật… bị giới truyền thông lên án v́ nội dung phim quá dở, diễn xuất lại tồi khiến cho khán giả đang háo hức với những bước chuyển tích cực của phim Việt bỗng chốc quay lưng lại với chính những món ăn “vàng” trên sóng.
Bộ phim tryền h́nh dài tập Những người độc thân vui vẻ như một câu chuyện mở màn cho vấn đề phim Việt. Những người độc thân vui vẻ là phim thuộc thể loại sitcom đầu tiên xuất hiện trên VTV3. Trước khi phim ra mắt, bộ phim được PR rầm rộ trên các phương tiện truyền thông lại quy tụ cả dàn nghệ sĩ hài của miền Bắc như Quang Thắng, Vân Dung, Chí Trung, Quốc Khánh… càng khiến khán giả mong đợi và đặt niềm tin vào bộ phim.
Khi khán giả tỏ ư quay lưng, nghệ sĩ phải biết dừng đúng lúc
Tuy nhiên, sau một chặng đường dài phát sóng, bộ phim này đă vấp phải làn sóng phản đối của đa số khán giả. Ở thời điểm đó người ta vẫn nh́ nhằng giữa khen và chê, nhà sản xuất cho rằng có thể do khán giả Việt chưa quen với thể loại phim này nên tiếp tục “cố đấm ăn xôi”. Đến khi người xem quay lưng hẳn với phim th́ nhà đài và đoàn làm phim mới dừng lại xem xét. Theo dự kiến phim sẽ kéo dài đến 500 tập nhưng đến tập 171 th́ cả ekip quyết định rút lui trong an toàn.
Tiếp nối Những người độc thân vui vẻ phải kể đến một bộ phim gần đây đang bị khán giả phản đối v́ “quá nhạt”. Xét về nội dung kịch bản, phim Xin thề anh nói thật là câu chuyện sinh động hấp dẫn nhờ khai thác đề tài t́nh yêu, gia đ́nh gần gũi, lời thoại đúng tâm lư giới trẻ, các nhân vật có tính cách ấn tượng đến mức không tưởng. Điểm mạnh của phim là nhiều t́nh tiết gây cười xuất phát từ thói trăng hoa của nhân vật chính. Nhưng điểm mạnh này lại trở thành điểm yếu khi tiếng cười c̣n nhạt hoặc chưa thể thuyết phục khán giả cười.
Đạo diễn với ư tưởng dùng thủ pháp hài và lối kể thậm xưng để xây dựng nhân vật nhằm chế diễu thói xấu, cách sống thực dụng, thiếu lư tưởng của một bộ phận thanh niên trong xă hội tiêu dùng. Nhưng đoàn làm phim đă thất bại khi cố t́nh tạo ra các nhân vật “thiếu i-ốt” một cách lố lăng, thiếu logic. T́nh tiết đáng nói nhất đó là trên đời này sao lại có một cô gái như vừa trên trời rơi xuống, sẵn sàng tin tiếng kẹo cao su vỡ là tiếng máy bay nổ khi người yêu đang nói chuyện điện thoại với cô trên máy bay; rồi đau khổ đến mức lập tức đi mua hoa về cúng cho người yêu. Đến khi phát hiện anh bồ cuộn tṛn trong tấm bạt để trốn ḿnh, cô lại mừng rỡ v́ nghĩ anh ta vừa nhảy dù xuống từ chiếc máy bay bị nổ. Với những t́nh tiết kiểu này th́ chẳng ai có thể cười được mà nhiều khán giả c̣n đặt dấu hỏi về “trí tuệ” cho người tạo ra nhân vật.
Khán giả không biết nên cười hay là khóc với phim dở
Có một bộ phim nổi tiếng đến mức mà chỉ nhắc đến tên thôi, người ta đă có thể kể rành mạch những vụ lùm xùm tai tiếng quanh nó. Chọn đề tài khá lạ chưa từng có ở phim truyền h́nh, bộ phim Anh chàng vượt thời gian hứa hẹn sẽ là một làn gió mới của phim truyền h́nh. Khán giả hồi hộp chờ đón những tập phim hấp dẫn như những màn lăng xê, quảng cáo trước khi lên sóng. Thế nhưng càng xem khán giả càng chán không chịu nổi. Nội dung phim rời rạc, không liên kết, t́nh tiết nhạt nhẽo, không có điểm nhấn. Đă vậy, đoàn phin c̣n mâu thuẫn gây nên chuyện “lùm xùm” làm công chúng khó chịu. Trên diễn đàn, khán giả c̣n cho rằng: “Một bộ phim đang làm mà đă có nhiều rắc rối như vậy th́ nên dừng hẳn đi”. Báo chí th́ đánh giá phim quá tệ, quảng cáo kém, không đạt được doanh thu quảng cáo đề ra. Cuối cùng phim đă bị “đá” khỏi giờ vàng ở tập thứ 18.
Xă hội hóa hay sự “nghiệp dư hóa” phim truyền h́nh
Khi hoạt động sản xuất phim được “xă hội hóa” số lượng phim truyền h́nh được sản xuất và phát sóng trong phạm vi cả nước đă lên tới hơn 3000 tập /mỗi năm, phim Việt đă đạt 30% thời lượng phát sóng phim theo quy định của Nhà nước.
Tuy nhiên, xă hội hóa phim truyền h́nh mà lại chưa đề ra được chuẩn mực nào để đánh giá phim hay, phim dở. Ngay cả khi có một Hội đồng thẩm định đi nữa cũng không thể bảo đảm ư kiến của nhóm người trong hội đồng là chính xác.
Cần sớm có một tiêu chuẩn để đánh giá phim truyền h́nh Việt
Trước thực tế các nhà sản xuất phim rầm rộ bấm máy những phim mới, phim lạ ở nhiều đề tài khác nhau: t́nh yêu, hôn nhân gia đ́nh… ngay cả những đề tài nhạy cảm như t́nh yêu đồng giới cũng được các đạo diễn khai thác triệt để. Nhưng sau khi tŕnh chiếu th́ khán giả cũng rầm rộ lên tiếng mà buồn nhất là “chê nhiều, khen ít”.
Một đạo diễn từng khẳng định “phim cũng là một sản phẩm hàng hóa”. Không sai, nhưng quan niệm như vậy phải chăng đă xem nhẹ tính nghệ thuật. Một đạo diễn khác hùng hồn trả lời trên báo rằng: “Những năm qua, chúng ta đang ở trong hoàn cảnh chỉ làm mấy trăm phim/ năm, giờ làm mấy ngàn phim. Nhân sự thiếu, quản lư vừa làm vừa điều chỉnh, chuyện phim dở là b́nh thường”.
Đến đạo diễn c̣n coi phim dở là b́nh thường, vậy thà một năm xem mấy trăm phim có chất lượng c̣n hơn phải chịu đựng “tra tấn” bằng cả ngàn phim không hay. Rơ ràng xă hội hóa phim truyền h́nh là đúng nhưng phải xă hội hóa như thế nào để nâng cao chất lượng phim Việt. Truyền h́nh không của riêng ai và khán giả đáng được tôn trọng.
(C̣n tiếp)
Văn Thanh
theo vnm