Nhiều người Việt ở Mỹ cho hay họ ủng hộ một số chính sách của ông Trump như nhập cư và kinh tế, nhưng không đồng t́nh với kế hoạch cắt giảm trợ cấp cho nghiên cứu.
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa trải qua mốc 100 ngày đầu nắm quyền trong nhiệm kỳ mà ông cùng chính quyền mới cam kết tạo nên "4 năm vĩ đại nhất của nước Mỹ".
Nhập cư và an ninh biên giới là một trong những ưu tiên hàng đầu của chính quyền và đây dường như cũng nằm trong số lĩnh vực ông Trump nhận được nhiều ủng hộ nhất từ dư luận, trong đó có những người Mỹ gốc Việt.
"Về vấn đề nhập cư, tôi đồng t́nh với chính sách của ông Trump. Tôi tin rằng ai cũng có quyền đến Mỹ để t́m kiếm cơ hội tốt hơn, nhưng họ cần tuân thủ đúng quy định và đến đây bằng con đường hợp pháp", Bùi Hải, người làm trong lĩnh vực nghiên cứu ở bang Michigan, nói với VnExpress.
Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ (ICE) những tháng qua tăng cường truy quét và trục xuất lượng lớn người nhập cư trái phép và phạm tội. Việc chính quyền Trump siết kiểm soát biên giới và tăng trục xuất đă khiến số vụ vượt biên vào Mỹ giảm xuống mức thấp nhất nhiều thập kỷ.
Trong nhiệm kỳ của ông Biden, số vụ vượt biên trái phép từ Mexico vào Mỹ từng cao kỷ lục, gần 250.000 vụ vào tháng 12/2023, trước khi giảm c̣n hơn 47.300 vụ vào tháng 12/2024. Dưới thời ông Trump, con số này tiếp tục xuống c̣n 8.346 trong tháng 2 và 7.181 trong tháng 3.

Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng ngày 6/4. Ảnh: AP
Theo Hải, kiểm soát chặt chẽ biên giới và trục xuất người nhập cư bất hợp pháp có hành vi phạm tội không phải là điều mới mẻ và không chỉ riêng chính quyền ông Trump làm điều này. "Tôi từng sống ở Hàn Quốc và họ cũng có các chính sách tương tự về xử lư người nhập cư bất hợp pháp", anh nói.
Tom Homan, người phụ trách các vấn đề biên giới do ông Trump bổ nhiệm, cam kết Mỹ sẽ tiếp tục tăng cường chiến dịch kiểm soát an ninh biên giới và nhập cư, báo hiệu hoạt động truy quét, trục xuất sẽ diễn ra gắt gao hơn trong những năm tiếp theo.
Hải và những người Việt nhập cư hợp pháp vào Mỹ, được cấp tư cách thường trú nhân ở nước này, không lo ngại về chiến dịch truy quét nhập cư của chính quyền Trump. "Tôi có thẻ xanh hợp pháp và đóng thuế đầy đủ hàng năm, nên không cảm thấy lo lắng trước các chính sách hiện tại", anh nói.
Phuong Nguyen, người làm lĩnh vực kinh doanh ở Texas, bang giáp biên giới với Mexico và từng chứng kiến làn sóng người nhập cư bất hợp pháp ồ ạt tràn vào Mỹ, cũng bày tỏ sự ủng hộ với chính sách siết nhập cư và những ǵ ông Trump đă làm trong 100 ngày đầu nắm quyền để kiểm soát biên giới phía nam.
"Chống người vượt biên trái phép, cắt giảm các khoản trợ cấp xă hội vô lư, về bản chất là bảo vệ quỹ dự trữ cho tương lai", Phuong Nguyen nói.
Về kinh tế, ông Trump khi vận động tranh cử đă hứa hẹn dùng thuế quan để chấm dứt t́nh trạng bất công mà Mỹ đang phải chịu, khôi phục nền sản xuất của Mỹ và khiến lạm phát giảm. Ngay ngày đầu nhậm chức, ông đă kư sắc lệnh chỉ đạo lănh đạo các cơ quan liên bang lập tức có biện pháp b́nh ổn giá khẩn cấp.
Tuy nhiên, sắc lệnh áp thuế đối ứng với hầu hết đối tác thương mại của Mỹ đă gây ra phản ứng dữ dội trên thị trường Mỹ, làm gia tăng nỗi lo lạm phát quay trở lại.
Cục Phân tích Kinh tế thuộc Bộ Thương mại Mỹ ngày 30/4 cho biết GDP nước này giảm 0,3% trong quư I, ngược với mức tăng 2,4% trong quư IV/2024. Đây là lần đầu tiên kinh tế Mỹ tăng trưởng âm từ đầu năm 2022, khiến nước Mỹ trên bờ vực của suy thoái về mặt kỹ thuật.
Trước đó một ngày, giới chức Mỹ công bố số liệu cho thấy thâm hụt hàng hóa tháng 3 của nước này lên cao kỷ lục, do nhập khẩu tăng vọt. Các số liệu ảm đạm của kinh tế Mỹ được ghi nhận sau khi Tổng thống Donald Trump trong quư I liên tục đe dọa và đă áp đặt trong thời gian ngắn mức thuế cao với Canada và Mexico, cũng như tăng thuế quan với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Trong khi một số người lo lắng thuế quan sẽ khiến giá cả tại Mỹ leo thang, Hải cho biết vật giá tại nơi anh sống ở Michigan vẫn ổn định trong giai đoạn đầu nhiệm kỳ ông Trump. Tuy nhiên, anh thêm rằng "nếu vật giá tăng lên, đặc biệt là các mặt hàng nhập khẩu từ châu Á, cộng đồng người Việt ở đây có thể bị ảnh hưởng phần nào".
Các cuộc thăm ḍ gần đây cho thấy người Mỹ đang dần mất niềm tin vào tầm nh́n kinh tế của Tổng thống Trump.
Trong cuộc khảo sát do Reuters/Ipsos công bố hôm 27/4, chỉ 36% người được hỏi hài ḷng với cách ông Trump quản lư nền kinh tế, mức thấp nhất trong nhiệm kỳ hiện tại và cả nhiệm kỳ trước đây của ông. Năm ngoái, Tổng thống Mỹ thắng áp đảo trong cuộc bầu cử nhờ các cử tri bất măn với nền kinh tế, đặc biệt là vấn đề lạm phát.
Nhưng dưới góc nh́n của một người làm kinh doanh, Phuong Nguyen "hiểu và đồng t́nh" với những chính sách thuế quan, thương mại mà Tổng thống Trump ban hành. "Tôi tin những chính sách của Tổng thống có thể sẽ giúp ích cho ḿnh trong tương lai", anh nói.
Tuy nhiên, điều khiến anh Hải không hài ḷng với chính quyền ông Trump hiện tại là việc cắt giảm khá nhiều nguồn trợ cấp cho nghiên cứu.
Ngay sau khi tuyên thệ nhậm chức hồi tháng 1, ông Trump thiết lập Ban Hiệu suất Chính phủ (DOGE) với tham vọng cải tổ chính quyền liên bang và cân đối lại ngân sách. Sau hơn ba tháng, DOGE đă hoạt động rất quyết liệt, can thiệp sâu vào mọi hoạt động của bộ máy chính phủ, cắt giảm hàng loạt nhân sự và ngân sách, làm dấy lên nhiều tranh căi.
Chính quyền Trump gần đây tuyên bố sẽ giải thể Bộ Giáo dục, cũng kích hoạt cuộc chiến với các đại học hàng đầu nước Mỹ, yêu cầu các trường cải tổ hoạt động và ngăn chặn nạn bài Do Thái nếu không muốn bị cắt giảm ngân sách tài trợ liên bang.
"Là một người làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu, chính sách này khiến tôi gặp khó khăn hơn khi xin tài trợ. Trong thời gian tới, tôi hy vọng chính quyền có thể nh́n nhận đúng vai tṛ của khoa học và tăng cường hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu và giáo dục", anh Hải cho hay.
VietBF@sưu tập