Tâm lư bài Mỹ gia tăng ở châu Âu khi những lời đe dọa của Tổng thống Donald Trump gây khó chịu, dẫn đến sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng châu lục này.
Tờ Straits Times (Singapore) ngày 30/3 đưa tin, những lời đe dọa của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp thuế trừng phạt đối với châu Âu, chiếm giữ lănh thổ và rút hỗ trợ quân sự trong khu vực – bao gồm cả cách ông giải quyết cuộc chiến ở Ukraine – đă khiến người tiêu dùng châu Âu khó chịu, thúc đẩy các chiến dịch tẩy chay sản phẩm của Mỹ.

Những lời đe dọa của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp thuế trừng phạt đối với châu Âu, chiếm giữ lănh thổ và rút hỗ trợ quân sự trong khu vực đă khiến người tiêu dùng châu Âu khó chịu. Ảnh: AFP
Người Đan Mạch có quan điểm thiếu thiện cảm nhất với Mỹ
Theo một cuộc thăm ḍ của công ty phân tích dữ liệu và nghiên cứu thị trường YouGov (Anh) được công bố vào ngày 4/3, hiện không có quốc gia nào ở châu Âu có quá nửa dân số có thái độ tích cực đối với Mỹ. Quan điểm thiếu thiện cảm nhất là ở Đan Mạch - nơi các nhà lănh đạo và người dân tức giận v́ kế hoạch kiểm soát Greenland của Tổng thống Mỹ Trump.
Các nhóm trên Facebook kêu gọi tẩy chay hàng hóa Mỹ đă xuất hiện và thu hút hàng ngh́n người theo dơi. Một nhóm Đan Mạch như vậy, Boykot varer fra USA (Tẩy chay sản phẩm từ Mỹ) đă thu hút hơn 92.000 thành viên kể từ khi thành lập vào ngày 3/2/2025.
Bo Albertus - một trong những quản trị viên của nhóm - cho biết ông đă ưu tiên sử dụng các dịch vụ của châu Âu hoặc Đan Mạch, và không c̣n ăn ở các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh của Mỹ nữa. “Tôi nghĩ cách tốt nhất là ngừng bỏ tiền vào túi của họ [Mỹ].”
Theo một cuộc khảo sát của Megafon thực hiện cho chương tŕnh truyền h́nh Đan Mạch TV 2, hầu như cứ mỗi giây, người Đan Mạch lại cố t́nh không mua một sản phẩm của Mỹ kể từ khi Tổng thống Trump nhậm chức.
Một nhóm Thụy Điển tương tự, Bojkotta varor fran USA, cũng phát triển nhanh không kém.
“Tôi chỉ tức giận, tôi không biết phải làm ǵ”, Jannike Kohinoor - giáo viên người Thụy Điển và là một trong những thành viên sáng lập nhóm - cho biết. “Việc thành lập nhóm đă cho chúng tôi cơ hội để làm điều ǵ đó.”
Theo một cuộc khảo sát của Verian thực hiện cho đài truyền h́nh nhà nước Thụy Điển SVT, khoảng 70% người dân Thụy Điển đă hoặc đang cân nhắc việc không mua các sản phẩm của Mỹ như một h́nh thức phản đối chính trị. 1 trong 10 người đă tẩy chay hoàn toàn hàng hóa Mỹ trong ṿng một tháng qua, trong khi 19% chỉ ngừng mua một số hàng hóa nhất định.
Salling Group - tập đoàn tạp hóa lớn nhất Đan Mạch và là đơn vị điều hành các siêu thị Bilka, Fotex và Netto - đă bắt đầu đánh dấu xem một sản phẩm có thuộc sở hữu của một công ty châu Âu trên nhăn giá điện tử của ḿnh hay không.
Anders Hagh - Giám đốc điều hành Salling Group - cho biết trong một bài đăng trên LinkedIn rằng đó là động thái trước thực tế có ngày càng nhiều khách hàng muốn mua hàng tạp hóa từ các thương hiệu độc quyền của châu Âu.
Tuy nhiên, theo chuyên gia phân tích nghiên cứu bán lẻ toàn cầu Charles Allen, bất kỳ tác động rơ ràng nào đến thu nhập bán lẻ của châu Âu cũng sẽ mất một khoảng thời gian để hiện thực hóa. "Những thay đổi về thị phần này có xu hướng mất thời gian."
“Có thể tác động đến xă hội”
Straits Times đưa tin, ngày càng nhiều công ty Mỹ, từng lo lắng về các cuộc tẩy chay ở Canada, đưa ra cảnh báo rủi ro kinh doanh tiềm ẩn do sự bất măn ở nơi xa hơn nữa.
Sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ đối với hăng xe Mỹ Tesla, được thúc đẩy bởi phản ứng của người châu Âu trước những động thái của CEO Elon Musk và sự can dự không được chào đón của ông này vào chính trường châu Âu.
Doanh số bán hàng của Tesla đă giảm 76% tại Đức vào tháng 2 khi ông Musk khiến những cử tri tham gia cuộc bầu cử liên bang có sự cạnh tranh gay gắt tại đất nước này tức giận.
Trên khắp châu Âu, doanh số bán xe Tesla đă giảm 45% vào tháng 1, và giảm 40% vào tháng 2.
Groupe Roy Energie - công ty có trụ sở tại Pháp từng đặt hàng từ 5 đến 15 xe Tesla mỗi năm kể từ năm 2021 - đă có động thái cứng rắn bằng cách hủy đơn đặt hàng 15 xe Tesla để chuyển sang các mẫu ô tô châu Âu mặc dù giá thành của chúng cao hơn.
“Người tiêu dùng cá nhân, xă hội, đất nước chúng ta [Pháp], châu Âu phải phản ứng”, Romain Roy - Tổng giám đốc điều hành Groupe Roy Energie - nói với kênh phát thanh Sud Radio (Pháp).
Tại Na Uy, công ty dầu khí và vận tải Haltbakk Bunkers cho biết họ sẽ không bán nhiên liệu cho các lực lượng hoặc tàu của Mỹ nữa, như một phản ứng sau cuộc đấu khẩu tại Pḥng Bầu dục giữa ông Trump và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, theo đài truyền h́nh công cộng NRK.
“Không có nhiên liệu cho người Mỹ!” công ty Haltbakk Bunkers cho biết trong một bài đăng trên Facebook nhưng hiện tại đă bị xóa.
Những báo cáo truyền thông đă khiến Bộ trưởng Quốc pḥng Na Uy Tore O. Sandvik phải đưa ra tuyên bố rằng cuộc tẩy chay được báo cáo không phù hợp với chính sách của chính phủ nước này.
Nhưng ở cấp cơ sở, đó là những ǵ người dân châu Âu có thể làm.
“Tôi không biết liệu chúng tôi có thể tác động đến kinh tế hay không, tôi nghĩ rằng điều đó c̣n lâu hơn một cuộc thi marathon”, Kohinoor - thành viên sáng lập nhóm Thụy Điển Bojkotta varor fran USA trên Facebook - nói. “Nhưng có lẽ chúng tôi có thể tác động đến xă hội.”
VietBF@ Sưu tập