Một người 'vượng phu', 'vượng tử' như bà cũng vô cùng may mắn, cuối cùng lại trường thọ hưởng phúc, tuổi thọ của bà đứng đầu trong các vị Hoàng Thái Hậu trường thọ của triều Thanh, cũng là trường hợp hiếm có trong các vị Hoàng Thái Hậu trong lịch sử cổ đại Trung Quốc.
Người cổ đại cực kỳ xem trọng tướng số. Ví dụ như việc lấy vợ, lấy được một cô vợ “vượng phu” là một việc vô cùng quan trọng. Người dân b́nh thường là vậy, quư tộc hoàng thất c̣n càng chú trọng hơn. Dận Chân cũng chính là vua Ung Chính từng lấy một cô vợ lẽ, dùng lời của Khang Hy nói về cô vợ lẽ này th́ chính là “một người có phúc”. Có thể nói cô chính là một người phụ nữ “vượng phu” điển h́nh.
Ảnh minh họa.
Nữu Cổ Lộc là một trong những danh gia vọng tộc của triều Măn Thanh, tổ tiên của ḍng họ này đă từng chinh chiến tứ phương dưới chướng của Nỗ Nhĩ Cáp Xích, lập nên nền tảng mấy trăm năm của gia tộc Ái Tân Giác La. Cùng với ḍng chảy thời gian, gia tộc này dần dần suy thoái, đến đời của Nữu Cổ Lộc Thị, cha của bà đảm nhiệm Lễ quan Tứ phẩm, thuộc tầng đáy của tầng lớp quư tộc. Năm 1704, Nữu Cổ Lộc Thị mới 13 tuổi đă được tuyển chiêu vào Vương Phủ, trở thành thị thiếp (vợ lẽ) của Dận Chân, hiệu là Cách Cách.
Gia tộc của Nữu Cổ Lộc Thị giờ đây cũng chẳng c̣n hào nhoáng như trước, hoàng thất Măn Thanh vốn coi trọng xuất thân không thể nào cho cô thân phận quá cao được. Vốn dĩ, dựa vào thân phận của Nữu Cổ Lộc Thị th́ cả đời rất khó có thể đổi đời được, nhưng sự hiền hậu, đảm đang của cô lại khiến vận mệnh của cô có cơ hội chuyển biến.
Trong một lần Dận Chân bị bệnh khó chữa, măi mà không thuyên giảm, bệnh của Dận Chân c̣n lây nhiễm ở mức độ cao, các thị nữ đều không dám lại gần Dận Chân chứ đừng nói là chăm sóc cho ông. Nhưng Nữu Cổ Lộc Thị đă không màng nguy hiểm, ngày đêm ở bên giường hầu hạ cho Dận Chân, không rời một bước. Mỗi lần bệnh t́nh của Dận Chân nặng thêm, Nữu Cổ Lộc Thị đều chăm sóc ông tận t́nh hơn, chăm sóc chu toàn cho từng bữa ăn, giấc ngủ của Dận Chân.
Dưới sự chăm sóc tận t́nh của Nữu Cổ Lộc Thị, bệnh t́nh của Dận Chân ngày một chuyển biến tốt lên, dần dần được chữa khỏi. Ân t́nh của Nữu Cổ Lộc Thị, Dận Chân luôn ghi nhớ trong ḷng, ấn tượng của Dận Chân dành cho cô cũng thay đổi theo hướng tích cực, bắt đầu sủng hạnh người vợ lẽ này. Không lâu sau, Nữu Cổ Lộc Thị hạ sinh cậu con trai Hoằng Lịch cho Dận Chân.
Nhưng thân phận của Nữu Cổ Lộc Thị không hề “nhờ có con trai mà lên hương”, vẫn chỉ là tiểu thiếp nhỏ bé. May rằng một người khoan dung, phóng khoáng như Nữu Cổ Lộc Thị lại không hề so đo tính toán về hư danh ấy mà bà dành hết tâm sức chăm lo cho sự trưởng thành của Hoằng Lịch, một ḷng một dạ làm tṛn bổn phận của một người mẹ. Hoằng Lịch cũng không làm bà thất vọng, cậu vô cùng thông minh, vượt xa những người huynh đệ khác của ḿnh, là người con nổi trội nhất trong những người con của Dận Chân. Dận Chân cũng rất hài ḷng và coi trọng người con trai này, c̣n mời cả danh sư nổi tiếng tới để dạy học riêng cho cậu.
Cùng với việc tuổi tác của Khang Hy ngày càng cao, các con trai của ông v́ tranh giành hoàng quyền mà chẳng ai chịu an phận, đấu đá tàn sát lẫn nhau. Thấy các huynh đệ của ḿnh v́ tranh giành ngai vàng mà tàn sát lẫn nhau như vậy, Dận Chân chọn đứng ngoài ṿng tranh đấu, một ḷng một dạ hiếu thuận, chăm lo cho sức khỏe của vua cha. Cuối cùng, trong cuộc phong ba tranh đoạt hoàng quyền ấy, Dận Chân nhàn nhă đi những bước vững chắc và giành được thắng lợi chung cuộc, có được kết quả này cũng là nhờ tính t́nh kiên nhẫn, trầm lắng và chín chắn của ḿnh. Ngoài ra, Hoằng Lịch cũng thể hiện rất tốt khi ở bên cạnh Khang Hy, nhờ vậy cũng đă trợ giúp cho Dận Chân rất nhiều.
Trong một lần “trùng hợp”, Hoằng Lịch được phụ thân đưa tới gặp ông nội Khang Hy, thể hiện khí chất trưởng thành và tài hoa xuất chúng của ḿnh, khiến Khang Hy có cảm giác như “đă có người kế vị cho đời sau”. Không lâu sau, Khang Hy đă hạ lệnh cho Hoằng Lịch sống ở trong cung để đích thân ông dạy dỗ chỉ bảo.
Trước khi đưa Hoằng Lịch đi, Khang Hy đă đặc biệt cho gọi mẹ ruột của cậu, cũng chính là Nữu Cổ Lộc Thị. Sau khi gặp Nữu Cổ Lộc Thị, Khang Hy đă khen rằng: “Ngươi quả thực là một người phụ nữ có phúc phận”. Dận Chân vui sướng nh́n theo bóng hai ông cháu, ông biết việc Hoằng Lịch vào cung có ư nghĩa như thế nào đối với ḿnh. Sau khi quay về, Dận Chân đă cho Nữu Cổ Lộc Thị danh phận Trắc Phúc Tấn. Ngoài ra, c̣n thưởng thêm cho bà không ít của cải, châu báu.
Sau khi Khang Hy băng hà, Dận Chân đă trở thành người thừa kế ngai vàng một cách danh chính ngôn thuận, lấy niên hiệu là Ung Chính. Hoằng Lịch được mọi người yêu mến đương nhiên cũng được sắc phong làm Thái Tử. Để thân phận của Hoằng Lịch được xuất chúng, nổi bật hơn nữa, Ung Chính đă một lần nữa đề bạt Nữu Cổ Lộc Thị, đầu tiên là chính thức ban cho bà danh hiệu Phi Tử, sau đó lại phong cho bà làm Hi Quư Phi. Sau khi Hoàng Hậu của Ung Chính qua đời, tuy Ung Chính không tiếp tục đưa Nữu Cổ Lộc Thị lên làm Hoàng Hậu nhưng trong các phi tần chốn hậu cung lúc này, thân phận của Nữu Cổ Lộc Thị là cao nhất, là “chị đại” của cả hậu cung.
Sau khi Hoằng Lịch đăng cơ lên làm hoàng đế, Nữu Cổ Lộc Thị dựa vào thân phận của con trai mà trở thành Hoàng Thái Hậu, hiệu là Sùng Khánh Hoàng Thái Hậu. Từ nhỏ Càn Long (Hoằng Lịch) đă học sách thánh hiền, cực kỳ xem trọng đạo hiếu. Một lần, Nữu Cổ Lộc Thị vô t́nh nhắc tới phía đông của phủ Thuận Thiên có một ngôi miếu bỏ hoang cần tu sửa, Càn Long đă ngay lập tức sắp xếp cho người tới tu sửa ngôi miếu. Ngoài ra, Càn Long c̣n đặc biệt căn dặn những thị nữ tùy tùng ở bên mẫu thân, ở bên cạnh làm việc cho bà phải linh động, chân tay tháo vát, tinh mắt tinh ư, nếu làm chuyện ǵ khiến Hoàng Thái Hậu phiền ḷng th́ sẽ bị ăn đ̣n.
Thậm chí, trong thời gian trị v́ của ḿnh, Càn Long c̣n từng nhiều lần xuất tuần, nhiều lần đều đưa mẫu thân đi cùng, mỗi khi tới những dịp lễ tết quan trọng đều sẽ tổ chức yến tiệc cho mẫu thân, mời các văn vơ bá quan trong triều tới mừng thọ. Thời kỳ Càn Long, h́nh thế Trung Quốc cực kỳ yên b́nh, các lĩnh vực kinh tế, văn hóa,… đều vô cùng phát triển, hưng thịnh. Ngày thường, Càn Long cũng thường xuyên ở bên cạnh mẫu thân, thấy con trai hiếu thảo như vậy, Nữu Cổ Lộc Thị cũng an nhàn hưởng thụ phúc trời ban, hưởng thọ 86 tuổi.
Từ những tài liệu lịch sử ghi chép lại có thể thấy, tuy Nữu Cổ Lộc Thị không có dung nhan xuất chúng, nhưng đă làm tṛn bổn phận của một người vợ và một người mẹ, một ḷng một dạ giúp chồng dạy con, gián tiếp giúp chồng ḿnh và con trai trở thành hoàng đế. Ngoài ra, Nữu Cổ Lộc Thị c̣n là một người phụ nữ xem thường danh lợi, không bao giờ tranh sủng trong chốn hậu cung, v́ thế đă giúp bà có thể b́nh yên sống trong chốn thâm cung.
Một người “vượng phu”, “vượng tử” như bà cũng vô cùng may mắn, cuối cùng lại trường thọ hưởng phúc, tuổi thọ của bà đứng đầu trong các vị Hoàng Thái Hậu trường thọ của triều Thanh, cũng là trường hợp hiếm có trong các vị Hoàng Thái Hậu trong lịch sử cổ đại Trung Quốc. Không thể không nói, người có thể lấy được một người phụ nữ như vậy th́ quả thực là có phúc lớn trời ban.