Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại ḥa b́nh tại Việt Nam được kư ngày 27/1/1973, sau gần 5 năm đàm phán, với 201 phiên họp công khai, 45 cuộc gặp riêng cấp cao, 24 cuộc họp bí mật.
Từ năm 1954, sau khi hiệp định Genève về lập lại ḥa b́nh trên bán đảo Đông Dương được kư, Mỹ dấn sâu vào cuộc chiến tại Việt Nam. Chiến lược chiến tranh đặc biệt, cục bộ được đưa ra. Quân đội, vũ khí Mỹ không ngừng đổ vào miền Nam Việt Nam. Trong chiến dịch Sấm rền (3/1965-10/1968), Mỹ thả xuống miền Bắc số bom nhiều hơn bị ném xuống châu Âu suốt thế chiến thứ hai.
Tuy vậy, t́nh h́nh chiến trường không như phía Mỹ mong đợi. Đầu năm 1967, Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ McNamara đề nghị Tổng thống Johnson ngừng ném bom miền Bắc, dừng gửi quân sang Việt Nam. Ngược lại, tướng Westmoreland, Tư lệnh Bộ chỉ huy viện trợ quân sự Mỹ tại miền Nam, khẳng định có thể "quét sạch" quân miền Bắc khỏi miền Nam và đề nghị gửi thêm quân, vũ khí.
Tranh căi chưa ngă ngũ, nhưng Johnson bắt đầu ngả dần về phía chủ ḥa do thất bại trên chiến trường và phong trào phản chiến trong nước.
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 của quân giải phóng chưa đạt kết quả như kỳ vọng, nhưng gây tiếng vang lớn trên thế giới, thúc đẩy Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa và Mỹ cùng t́m khả năng kết thúc chiến tranh bằng đàm phán ḥa b́nh.
Ngày 3/3/1968, Johnson tuyên bố không tái tranh cử, đề cập t́m kiếm ḥa b́nh trong danh dự. Một tháng sau, Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa lên tiếng sẵn sàng cử đại diện tiếp xúc với Mỹ để chấm dứt hoàn toàn và không điều kiện việc ném bom cũng như mọi hành động chiến tranh khác chống Việt Nam.
Việt Nam đề xuất địa điểm họp tại Phnom Penh (Campuchia), nhưng sau đó hai bên mất một tháng mới thống nhất họp tại Paris. "Lựa chọn Paris làm nơi đàm phán là thắng lợi lớn của chúng ta. Có lẽ Mỹ không nghĩ được là Việt Nam từng đánh nhau với Pháp, nhưng chính nơi đây ta lại có nhiều bạn bè Pháp thân thiết và đông đảo Việt kiều yêu nước. Paris được coi là trung tâm hoạt động của châu Âu, trung tâm dư luận thế giới", nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị B́nh, Trưởng đoàn Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (sau là Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam), kể trong hồi kư.
PGS Dương Văn Quảng, nguyên Giám đốc Học viện Ngoại giao, cho rằng khả năng đàm phán về lập lại ḥa b́nh tại Việt Nam không xuất hiện trước 1968, dù Mỹ có động thái thăm ḍ. Lư do chiến thắng quân sự trên chiến trường sẽ quyết định khả năng và kết quả đàm phán.
Đàm phán hai bên
Đầu tháng 4/1968, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa Xuân Thủy được cử làm đại diện đàm phán với Mỹ. Ủy viên Bộ Chính trị Lê Đức Thọ làm cố vấn đặc biệt, là người lănh đạo cao nhất phía Việt Nam. Đoàn Mỹ do Harriman, Thứ trưởng Ngoại giao dẫn đầu, sau đó nhiều lần thay trưởng đoàn.
Ngày 13/5, phiên đàm phán đầu tiên giữa hai bên bắt đầu. Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa lên án chiến tranh xâm lược của Mỹ ở hai miền, yêu cầu rút quân, chấm dứt ném bom miền Bắc, từ bỏ Việt Nam Cộng ḥa... Tuy nhiên, Mỹ đ̣i "có đi có lại", sẽ dừng ném bom nếu miền Bắc không tăng cường chiến tranh và bắn phá thành phố lớn ở miền Nam; lập lại khu phi quân sự; cùng rút quân khỏi miền Nam.
Từ giữa tháng 6, ngoài họp công khai, nhiều tiếp xúc riêng giữa hai phía được tổ chức để thăm ḍ. Mỹ vẫn đề nghị khôi phục khu phi quân sự và Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa không tấn công đô thị.
Đến tháng 10, Mỹ nhấn mạnh việc Sài G̣n tham gia đàm phán là yếu tố quan trọng để chấm dứt ném bom miền Bắc. Việt Nam sau đó đồng ư, nhưng yêu cầu Việt Nam Cộng ḥa phải nói chuyện với Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam, tán thành miền Nam trung lập, lập Chính phủ liên hiệp. Giai đoạn mới của đàm phán được mở ra.
Cuộc nói chuyện giữa "những người điếc"
Từ ngày 18/1/1969, đàm phán Paris bắt đầu với sự tham dự của bốn bên gồm Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa, Mỹ, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Việt Nam Cộng ḥa. Danh nghĩa đàm phán bốn bên, nhưng thực chất là giữa hai phía, Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa và Mỹ. "Việt Nam coi đấu tranh ngoại giao trên bàn đàm phán là một mặt trận, với hai phái đoàn độc lập, nhưng chung một đường lối, mục tiêu, chiến lược", theo ông Dương Văn Quảng.
Suốt ba năm (1969-1971), đàm phán hầu như dậm chân tại chỗ nên giai đoạn này c̣n được gọi là cuộc nói chuyện giữa "những người điếc". Mỗi phía đưa ra quan điểm, lập trường riêng. So sánh lực lượng trên chiến trường, t́nh h́nh chính trị Việt Nam và Mỹ, hai bên đều nhận thấy chưa có khả năng giải quyết vấn đề ngay.
Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đưa ra giải pháp 10 điểm, nhấn mạnh cần tôn trọng quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam là độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lănh thổ; Mỹ phải rút hết quân và vũ khí, nhân viên quân sự khỏi miền Nam, từ bỏ hành động xâm phạm chủ quyền. Nhưng Mỹ đ̣i hỏi cả miền Bắc cùng rút quân khỏi miền Nam.
Trong khi đàm phán Paris bế tắc, cố vấn đoàn Mỹ Kissinger t́m kiếm giải pháp trung gian qua Liên Xô, Rumani. Nixon gửi thư cho Chủ tịch Hồ Chí Minh, cam kết "cởi mở và thành thật", nhằm đem lại lợi ích của ḥa b́nh cho nhân dân Việt Nam. Đáp lại, Hồ Chí Minh khẳng định, Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược và rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam và dân tộc Việt Nam, không có sự can thiệp của nước ngoài.
"Ở Paris, chưa có thương lượng", Kissinger thừa nhận với các nhà báo về t́nh h́nh đàm phán năm 1969. Suốt hai năm sau đó, đàm phán chưa có dấu hiệu tích cực, dù kênh bí mật giữa Lê Đức Thọ và Kissinger được mở.
Bước ngoặt đàm phán
Đàm phán Paris có chuyển biến từ mùa thu năm 1972, khi Hà Nội đưa ra đề nghị ḥa b́nh với 10 điểm. Ngoài yêu cầu Mỹ cam kết tôn trọng ḥa b́nh, độc lập, toàn vẹn lănh thổ, chấm dứt dính líu quân sự ở Việt Nam, chấm dứt chiến tranh, rút quân, lập Chính phủ ḥa hợp dân tộc lâm thời ba thành phần đến khi tổ chức tổng tuyển cử ở miền Nam, Hà Nội yêu cầu Mỹ có trách nhiệm đóng góp xây dựng lại hai miền Bắc Nam để hàn gắn vết thương chiến tranh.
Kissinger có nhân nhượng, nhưng không tán thành lập Chính phủ ḥa hợp dân tộc lâm thời ở miền Nam mà chỉ lập Ủy ban ḥa giải dân tộc. Ba vấn đề tranh căi gay gắt là chính trị ở miền Nam Việt Nam; quân miền Bắc ở miền Nam Việt Nam, Lào, Campuchia; bồi thường chiến tranh.
Hà Nội lần nữa chủ động tháo gỡ bế tắc khi tạm gác một số vấn đề nội bộ miền Nam, chỉ nhấn mạnh Mỹ chấm dứt chiến tranh, rút hết quân, công nhận trên thực tế hai chính quyền, hai quân đội, hai địa bàn ở Việt Nam. Vấn đề bồi thường chiến tranh vẫn được nhắc đến.
Dự thảo Hiệp định Paris được Lê Đức Thọ trao cho Kissinger trong cuộc gặp riêng chiều 8/10. "Đây là văn kiện mở ra bước ngoặt trong đàm phán", Kissinger nói.
Dù c̣n một số điểm chưa thống nhất, tháng 10/1972, hai bên đă thỏa thuận được thời gian Mỹ dừng ném bom và thả ḿn xuống miền Bắc cũng như thời điểm kư hiệp định. Tuy nhiên sau đó, sau đó phía Mỹ đưa ra nhiều lư do tŕ hoăn kư.
Đáp lại, Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa công bố nội dung chính dự thảo đă được Nixon thừa nhận là "hoàn thành". Hà Nội đồng thời họp báo tại Paris, khẳng định "ḥa b́nh đă ở đầu ngọn bút", nhưng Mỹ tráo trở nên chiến tranh tiếp diễn gây đau thương.
Trong khi đàm phán gián đoạn, Mỹ muốn lật ngược t́nh thế bằng đợt tập kích chiến lược B-52 vào Hà Nội, Hải Pḥng và các thành phố miền Bắc cuối năm 1972. Sau 12 ngày đêm, đợt tập kích bị quân dân miền Bắc đánh bại, khiến Mỹ phải dừng ném bom, trở lại bàn đàm phán, chấp nhận kư hiệp định.
Cánh cửa ḥa b́nh được mở
Sau gần 5 năm đàm phán, 12h30 ngày 23/1/1973, Lê Đức Thọ và Kissinger kư tắt hiệp định Paris và các nghị định thư. "Trong ḷng tôi, một cảm xúc mănh liệt, bên cạnh cảm giác b́nh thản, v́ đinh ninh cái ǵ đến phải đến, tất sẽ đến", bà Nguyễn Thị B́nh viết trong hồi kư về cảm xúc hôm đó.
Sáng 27/1, lễ kư chính thức hiệp định Paris diễn ra tại trung tâm Hội nghị quốc tế Kléber. Pḥng hội nghị rực sáng ánh đèn. Hàng ngh́n người đến trước nhà hội nghị với cờ hoa ủng hộ Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng ḥa miền Nam Việt Nam.
10h, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa Nguyễn Duy Trinh; Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng ḥa miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị B́nh; Ngoại trưởng Mỹ William P. Rogers; Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Cộng ḥa Trần Văn Lắm kư văn bản hiệp định.
Chiều cùng ngày, Bộ trưởng Nguyễn Duy Trinh và Ngoại trưởng William P. Rogers kư hiệp định và các nghị định thư. Sau mỗi lễ kư, các bên nâng champagne chúc mừng ḥa b́nh được lập lại ở Việt Nam.
Hiệp định Paris có 9 chương, 23 điều. Về chính trị, Mỹ cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản, tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền nam Việt Nam; Mỹ không tiếp tục dính líu quân sự, không can thiệp công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.
Về quân sự, ngừng bắn, Mỹ rút hết quân trong 60 ngày; chấm dứt bắn phá miền Bắc; nhận tháo gỡ ḿn do Mỹ đă rải ở miền Bắc.
Về nội bộ miền Nam, các bên thống nhất nguyên tắc ḥa hợp dân tộc, bảo đảm tự do dân chủ, tổ chức tổng tuyển cử tự do, thành lập Hội đồng quốc gia ḥa giải, ḥa hợp dân tộc gồm ba thành phần để tổ chức tổng tuyển cử.
Ngoài ra, Mỹ sẽ đóng góp hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa.
50 năm sau ngày kư kết, ông Dương Văn Quảng đánh giá đây là cuộc đàm phán ḥa b́nh dài nhất lịch sử thế giới từ trước đến nay. Khác với hội nghị Genéve do các nước lớn mở và đàm phán với nhau, hội nghị Paris do Việt Nam chủ động mở, trực tiếp đàm phán và kư kết với Mỹ.
"Hiệp định Paris thể hiện tư duy độc lập, tự chủ của Việt Nam trong ngoại giao", ông Quảng nói và cho rằng đàm phán Paris là nghệ thuật vừa đánh, vừa đàm, đấu trí và đấu lư gay go, quyết liệt để giành thắng lợi từng bước trước khi thắng lợi hoàn toàn. Hiệp định có ư nghĩa chiến lược, mở ra cục diện mới cho cách mạng dân tộc, dân chủ ở miền Nam.
|
|