Nga nói Thủ tướng Anh từ chức là 'phần thưởng' của chính sách Ukraine. Trả lời phỏng vấn ngày 7/7, Đại sứ Nga tại Anh Andrei Kelin cho rằng việc Thủ tướng Boris Johnson từ chức là "phần thưởng" từ chính sách hiếu chiến chống Nga để ủng hộ Ukraine.
"Johnson tập trung quá nhiều vào t́nh h́nh địa chính trị, về Ukraine, trong khi bỏ bê rất nhiều vấn đề của đất nước, người dân, t́nh trạng kinh tế và những ǵ hôm nay là kết quả của sự bỏ bê đó", đại sứ Nga tại Anh Kelin trả lời phỏng vấn ngày 7/7.
"Người dân đang phải chịu giá cả cao, thuế cao", ông Kelin, 65 tuổi, nói về di sản của Thủ tướng Johnson. "Những lời hứa của chính phủ đă không được thực hiện".
Giá lương thực tăng vọt đă đẩy lạm phát của Anh lên mức cao nhất trong 40 năm là 9,1% vào tháng 5, tỷ lệ cao nhất trong G7 và nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng giá sinh hoạt ở nước này.
Đại sứ Nga tại Anh Andrei Kelin trả lời phỏng vấn tại London tháng 5/2021. Ảnh: Reuters.
Theo đại sứ Nga, ông Johnson đă thay đổi trong nhiệm kỳ thủ tướng. "Johnson khi làm ngoại trưởng dưới thời cựu thủ tướng Theresa May và Johnson khi làm thủ tướng là hai người khác nhau", ông nói. "Tất nhiên, chúng tôi thích một người không đối kháng hay hiếu chiến".
Đại sứ Nga nói Thủ tướng Anh ban đầu sẵn sàng làm việc với Nga, nhưng sau đó thay đổi, đồng thời cho rằng ông Johnson đă phạm phải "sai lầm chiến lược" khi ủng hộ Ukraine hết ḿnh.
"Tôi không thể nói ông ấy là bạn của Nga", đại sứ Kelin nói, thêm rằng ông không hy vọng sự thay đổi lănh đạo ở Anh sẽ có bất kỳ tác động nào đến chính sách của London đối với Nga hoặc Ukraine.
Ông Kelin đồng thời chỉ trích Bộ trưởng Quốc pḥng Anh Ben Wallace và Ngoại trưởng Lizz Truss, hai ứng viên tiềm năng kế nhiệm ông Johnson. "Họ không am hiểu nhiều về chính trị Nga và không thực sự nhận ra lư do của những ǵ đang xảy ra", nhà ngoại giao này cho hay.
Những b́nh luận của đại sứ Nga được đưa ra sau khi ông Johnson tuyên bố từ chức giữa loạt bê bối khiến tỷ lệ ủng hộ giảm mạnh. Tuy nhiên, ông vẫn là thủ tướng tạm quyền cho đến khi đảng Bảo thủ cầm quyền chọn được lănh đạo mới.
Ông Johnson gần đây phải đối mặt với hàng loạt bê bối cùng những chỉ trích v́ mở tiệc giữa lúc Anh phong tỏa ngăn Covid-19 hồi năm 2020. Sức ép với ông tăng thêm khi các nhà kinh tế dự đoán nước này có nguy cơ bước vào thời kỳ suy thoái v́ những bất ổn hiện nay liên quan đến t́nh trạng lạm phát và khủng hoảng nhiên liệu toàn cầu.
Gần 60 bộ trưởng, thứ trưởng và các trợ lư nghị sĩ đảng Bảo thủ đă nộp đơn từ chức kể từ ngày 5/7, khi sự ủng hộ dành cho ông Johnson giảm đáng kể.
Trước đó, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định Nga không quan tâm việc Thủ tướng Anh từ chức. "Ông ấy không thích chúng tôi, và chúng tôi cũng không thích ông ấy", ông Peskov nói. "Chúng tôi hy vọng ngày nào đó ở Anh, những người chuyên nghiệp hơn và có thể đưa ra quyết định thông qua đối thoại sẽ lên nắm quyền. Nhưng hiện tại, có rất ít hy vọng cho điều đó".
Trong thông điệp nhắn nhủ người sẽ kế nhiệm ông Johnson, đại sứ Nga tại Anh cho rằng "lănh đạo đất nước nên tập trung không chỉ vào các vấn đề quốc tế, mà trước hết là đất nước và nền kinh tế của chính họ".
VietBF@ sưu tập
|