Chiến tranh, như cuộc xung đột Nga-Ukraine hiện nay, gây ra tổn thất và khổ đau cho rất nhiều bên. Nhưng với nhiều công ty lớn sản xuất vũ khí tại Mỹ, đây lại là cơ hội gia tăng lợi nhuận đáng kể. Phóng đại các mối đe dọa quân sự cũng giúp họ kiếm thêm nhiều tiền.
Chiến tranh Nga-Ukraine đẩy cao giá cổ phiếu các công ty vũ khí Mỹ
Xung đột quân sự Nga-Ukraine đă diễn ra được hơn một tháng (bắt đầu vào ngày 24/2/2022), gây ra những thương vong và thiệt hại kinh tế khó đong đếm hết được trong bối cảnh các nỗ lực ngoại giao mang lại ít kết quả.
Người ta thường nói “trong chiến tranh, chẳng có bên nào chiến thắng”. Nhưng đối với các tổ hợp công nghiệp quân sự khổng lồ của Mỹ, chiến tranh lại là cơ hội lớn để thu lợi nhuận khủng và thúc đẩy giá cổ phiếu chứng khoán của họ. Một số người nhận xét rằng các xung đột quân sự hay căng thẳng địa chính trị đă trở thành cỗ máy in tiền cho giới buôn vũ khí Mỹ.
Các công ty công nghiệp quân sự Mỹ nh́n chung đồng thuận rằng các nỗ lực ngoại giao là không đem lại lợi nhuận nhưng đằng sau đó có cơ hội kiếm lợi nhuận.Truyền thông Mỹ đưa tin, James Taiclet – Tổng giám đốc điều hành của gă khổng lồ công nghiệp vũ khí Mỹ là Tập đoàn Lockheed Martin, phát biểu vào tháng 2/2022 rằng cạnh tranh giữa các nước lớn sẽ dẫn tới sự tăng trưởng mạnh của ngân sách quốc pḥng các nước và sẽ đem lại nhiều công ăn việc làm cho công ty này.
Trong khi đó, Tổng giám đốc hăng Raytheon Technologies - Gregory Hayes, cũng nói với giới đầu tư rằng căng thẳng ở Đông Âu đă chỉ cho công ty này thấy nhiều cơ hội kinh doanh mới.
Theo thông tin trên báo chí, cổ phiếu các hăng quân sự lớn của Mỹ đă tăng vọt đáng kể kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ. Cho tới thời điểm này của năm 2022, cổ phiếu hăng Lockheed Martin đă tăng khoảng 25%, c̣n cổ phiếu của Raytheon thêm 16,4% so với cùng kỳ năm ngoái.. Cổ phiếu của các tập đoàn như Northrop Grumman và General Dynamics đều gia tăng đột biến.
Ngay sau khi chiến sự Nga-Ukraine bùng nổ, Mỹ công bố họ sẽ viện trợ quân sự lên tới 350 triệu USD cho Ukraine. Tổng thống Mỹ Joe Biden cho phép cung cấp thêm thiết bị quân sự trị giá 200 triệu USD cho Ukraine vào ngày 12/3 và một gói 800 triệu USD nữa vào ngày 16/3. Các quỹ mới này sẽ dựa trên một dự luật chi tiêu mà ông Biden kư ban hành thành luật, vào ngày 11/3, trong đó có 13,6 tỷ USD viện trợ mới dành cho Ukraine.
Kể từ tháng 2/2022, chính quyền Tổng thống Biden đă cho phép hỗ trợ 1,35 tỷ USD cho Ukraine, theo một báo cáo được Quốc hội Mỹ công bố.
Đồng thời, do đối mặt với căng thẳng địa chính trị ngày càng gia tăng, Đức và các nước châu Âu khác đă điều chỉnh chính sách quốc pḥng của ḿnh, tạo ra các “cơ hội kinh doanh” mới cho các tập đoàn vũ khí Mỹ.
Điều dễ thấy là cuộc chiến Nga-Ukraine hiện nay sẽ thúc đẩy các nước thành viên NATO tăng cường chi tiêu quốc pḥng. Do khối quân sự NATO sử dụng một số lượng lớn vũ khí Mỹ, các hăng quốc pḥng Mỹ sẽ giành được một tỷ lệ lớn hợp đồng quốc pḥng của các nước thành viên NATO.
Chi tiêu quân sự của Mỹ đă tăng trưởng đáng kể vào 2 thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, đặc biệt là sau loạt vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 dẫn tới sự gia tăng buôn bán vũ khí trên toàn cầu.
Không nhiều người đặt câu hỏi ai là người thu lợi nhuận từ những diễn biến trên. Liệu người dân ở Afghanistan, ở Iraq, hoặc ở chính Mỹ hưởng lợi từ “cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố” trong 20 năm qua?
Kể từ khi cuộc chiến Afghanistan bắt đầu vào cuối năm 2001, tổng chi tiêu của Lầu Năm Góc đă lên tới hơn 14.000 tỷ USD, với 1/3 hoặc 1/2 số tiền này rơi vào tay các nhà thầu quân sự, theo một tài liệu do Viện Các vấn đề quốc tế và công Watson tại Đại học Brown (Mỹ) xuất bản.
Năm nhà cung cấp quân sự lớn của Mỹ - Lockheed Martin, Boeing, General Dynamics, Raytheon và Northrop Grumman, đă giành được 1/4 đến 1/3 trong tất cả các hợp đồng của Lầu Năm Góc trong các năm gần đây. Không nghi ngờ ǵ nữa, các công ty vũ khí là bên hưởng lợi lớn nhất từ chi tiêu quân sự Mỹ gia tăng hậu sự kiện 11/9.
|