Trong thời buổi hiện tại th́ chiến tranh nổ ra là rất thấp và các nước đều thu xếp để tránh xảy ra việc này. Thay v́ đó, họ bị cuốn vào những cuộc chạy đua vũ trang như 1 cách thể hiện thế mạnh về quân sự của ḿnh. Đặc biệt là 3 cường quốc hàng đầu thế giới là Mỹ-Nga-Trung.
Siêu tên lửa và siêu tốc độ
Tổng thống Mỹ Donald Trump đă đưa ra tuyên bố úp mở rằng, Mỹ sở hữu siêu tên lửa có khả năng bay nhanh gấp 17 lần so với tên lửa hiện tại, trong khi loại của Nga và Trung Quốc chỉ bay nhanh hơn 5-6 lần.
Theo các nguồn tin, Nga-Mỹ đă bắt đầu nghiên cứu về vũ khí siêu thanh từ nhiều thập kỷ trước. C̣n Trung Quốc th́ mới chỉ tham gia vào cuộc đua từ những năm 2000. Tuy nhiên, điều đó không cản trở việc nước này ngày càng rút ngắn khoảng cách so với 2 cường quốc đi trước.
H́nh ảnh mô phỏng thiết bị HTV-2 của Mỹ.
Đến nay, cả Mỹ - Nga và Trung Quốc đă hoàn thành nghiên cứu cơ bản và bước vào giai đoạn phát triển vũ khí chính thức, để sử dụng trong quân đội. Trong những năm tới, dự kiến hệ thống siêu thanh sẽ được triển khai toàn diện cho tất cả các lực lượng vũ trang.
Tên lửa mới và các thiết bị quân sự mới khác sẽ được biên chế cho Lục quân, Lực lượng Tên lửa chiến lược cũng như các Lực lượng Không quân và Hải quân.
Tuy nhiên, kế hoạch triển khai cụ thể của các quốc gia là khác nhau, mỗi nước đều có định hướng riêng.
Tốc độ siêu thanh kiểu Mỹ
Các dự án hiện tại của Mỹ là sự nối tiếp chương tŕnh FALCON của Cơ quan Chỉ đạo các Dự án Nghiên cứu Quốc pḥng tiên tiến DARPA từ đầu những năm 2000. Kết thúc dự án FALCON, tên lửa HTV-2 được hoàn thành và thực hiện 2 chuyến bay thử nghiệm vào năm 2010 và 2011.
Theo kế hoạch, HTV-2 cần vượt qua quăng đường khoảng 7.000km với tốc độ tối đa March 20. Nhưng nhiệm vụ này chỉ thực hiện được một phần – HTV-2 duy tŕ trên quỹ đạo vài phút, trước khi đến điểm cuối cùng, chiếc đầu tiên đă tự huỷ, chiếc thứ 2 rơi xuống biển.
Mặc dù vậy, HTV-2 đă lập kỷ lục về tốc độ so với các thử nghiệm trước đó của Mỹ.
Công việc được tiếp tục trên các dự án AHW. Nguyên mẫu của loại này có tốc độ lên tới March 8. Hiện nay Mỹ đang phát triển hệ thống tên lửa LRHW (Long Range Hypersonic Weapon - Vũ khí siêu thanh tầm xa) với thiết bị dẫn đường C-HGB.
Hai vụ thử đă được tiến hành với tốc độ khoảng March 5. Trong tương lai, LRHW sẽ được trang bị cho Lục quân cũng như các Lực lượng mặt nước và tàu ngầm.
Nhưng mối quan tâm lớn được dành cho dự án tên lửa AGM-183 ARRW. Các đặc tính kỹ thuật, chiến đấu vẫn chưa được tiết lộ. Nhiều chuyên gia cho rằng, tốc độ của AGM-183 ARRW có thể đạt March 20.
Như vậy, Mỹ có công nghệ có thể chế tạo các vũ khí siêu thanh với tốc độ lên tới March 20 và bay xa 7.000-8.000km. Mặc dù khả năng này vẫn chưa được xác nhận bằng thực tế, nhưng các sản phẩm thử nghiệm thành công như vậy cũng đủ để giải quyết các nhiệm vụ chiến đấu hiện nay.
Các “siêu dự án” của Nga
Các chương tŕnh vũ khí siêu thanh của Nga vượt qua các cuộc thử nghiệm và đưa vào phục vụ chiến đấu. Tháng 12/2019, Lực lượng Tên lửa chiến lược Nga đă bắt đầu triển khai hệ thống “Avangard”, là kết quả đạt được của nhiều năm nghiên cứu và sản xuất.
Theo các nguồn tin th́ tổ hợp bao gồm tên lửa UR-100N UTTH và phần đầu được trang bị thiết bị dẫn đường siêu thanh “Avangard”.
Theo thông tin ban đầu, tốc độ của “Avangard” trên quỹ đạo có thể vượt March 20. Avangard có tầm hoạt động liên lục địa, có khả năng điều chỉnh tốc độ và hướng. Đồng thời, Avangard có hệ thống điều khiển hoạt động hiệu quả, cho phép khởi động nhanh và dễ dàng hoàn thành nhiệm vụ
Tổ hợp lên lửa đạn đạo “Kinzhal” đă được đưa vào hoạt động. Máy bay MiG-31 hoặc Tu-22M3 vận chuyển chúng đến đường phóng, sau đó bay theo quỹ đạo với độ cao không dưới 20-22km. Vận tốc tối đa của “Kinzhal” là hơn March 10.
Ngoài ra, hệ thống tên lửa hành tŕnh diệt hạm “Zircon”, với tên lửa 3M22 được sản xuất cho Hải quân Nga. Hệ thống này đă được thử nghiệm trên biển, trong tương lai gần sẽ được biển chế cho các lực lượng quân đội.
Trong lần phóng thử “Zircon” đạt tốc độ March 8. Tên lửa đặt trong bệ phóng 3C14, có thể phá huỷ cả những tàu mặt nước lớn.
Trước đây, một số dự án lớn đă được thực hiện ở Nga và chuẩn bị đưa vào thực tế. Nga có công nghệ cho phép phát triển vũ khí siêu thanh với tốc độ lên tới March 20 và bay xa xuyên lục địa.
Bí mật của Trung Quốc
Tuy Trung Quốc không vội tiết lộ bí mật trong lĩnh vực công nghệ tiên tiến, nhưng cơ quan t́nh báo nước ngoài và giới truyền thông tiết lộ nước này đang phát triển dự án sản xuất tổ hợp tên lửa siêu thanh với tên gọi WU-14 hoặc DF-ZF.
Các cuộc bay thử nghiệm của WU-14 bắt đầu năm 2014. Đến nay, Trung Quốc đă thực hiện 10 lần phóng thử khác nhau. Bộ Quốc pḥng Trung Quốc xác nhận thông tin về các lần phóng đầu tiên nhưng đồng thời tuyên bố nghiên cứu chỉ mang tính chất khoa học.
Theo các chuyên gia nước ngoài, phương tiện dẫn đường DF-ZF có thể đạt tốc độ không quá March 10. Trước đó cũng có nguồn tin cho rằng, tổ hợp này sử dụng tên lửa mang DF-21 hoặc DF-31, có thể đạt tầm xa lần lượt là 3.000km và 12.000km. Năm ngoái, tên lửa DF-17 chứng minh có thể đạt tầm xa đến 2.500km.
Thiết bị dẫn đường DF-ZF và tên lửa DF-17 được trang bị và phục vụ trong Lực lượng Tên lửa chiến lược Trung Quốc. Hiện các mẫu vũ khí siêu thanh khác cũng đang được Trung Quốc phát triển, nhưng chưa có thông tin nào về chúng được tiết lộ.
Cuộc đua vũ khí siêu thanh
Cả 3 quốc gia đều có công nghệ sản xuất các thiết bị bay siêu thanh và họ đang tiếp tục đi theo hướng này. Nhưng rơ ràng là có một nước vượt trội hơn so với các nước c̣n lại. Nếu xét về đặc điểm kỹ thuật và những thành tự đạt được bước đầu, vị trí đó có lẽ thuộc về Nga.
Nga không chỉ nghiên cứu, sản xuất, thử nghiệm mà đă đưa vào sử dụng một số mẫu vũ khí triển vọng. Ngay cả các quan chức Mỹ cũng thừa nhận là đang đi sau Nga trong lĩnh vực này.
Vị trí thứ 2 thuộc về Trung Quốc, mặc dù họ chỉ mới có 1 tổ hợp tên lửa siêu thanh. Nhưng nếu xét về thời điểm biên chế cho quân đội, Trung quốc lại là nước đi đầu.
Chương tŕnh vũ khí siêu thanh của Nga đă sản xuất 3 mẫu vũ khí để giải quyết các nhiệm vụ khác nhau, từ chiến thuật tác chiến đến chiến lược. Ngoài ra, công nghệ của Nga cũng đảm bảo các thiết bị này có tầm bay xa và tốc độ bay siêu nhanh.
Mặc dù Trung Quốc chưa có được những thành công như vậy nhưng họ có thể làm được trong những dự án mới.
Quân đội Mỹ có một số mẫu khá triển vọng, nhưng một trong số đó chưa đưa vào sử dụng. Xét về tốc độ và tầm hoạt động th́ vẫn chưa thực sự nổi bật. C̣n về “siêu tên lửa với vận tốc bay nhanh gấp 17 lần so với các loại khác” th́ có lẽ sẽ phải chờ đến giữa thập kỷ này.
Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ có thể hài ḷng với những ǵ họ có. Cuộc đua này mới chỉ đang ở giai đoạn gay cấn mà chưa đi đến hồi kết. Như vậy, các cuốc gia này có cơ hội tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm, lập kỷ lục mới để phục vụ mục đích bảo vệ an ninh đất nước. Và đồng thời, đây cũng là dịp để họ tự hào về công nghệ và nền khoa học nước ḿnh.
VietBF Sưu Tầm