Nhà nào cũng có một chiếc ḷ vi sóng(vi ba) để hâm nóng lại thức ăn. Tuy nhiên, một vài quy tắc cơ bản về sử dụng ḷ vi sóng th́ ít ai biết được. Đừng để thiếu kiến thức làm hại cả gia đ́nh bạn khi sử dụng ḷ vi sóng.
Ḷ vi sóng là một trong những thiết bị ngày càng phổ biến và hữu dụng trong mỗi gia đ́nh.
Tuy nhiên, việc sử dụng ḷ vi sóng an toàn, hiệu quả không phải ai cũng biết. Để hạn chế những rủi ro khi sử dụng ḷ vi sóng, bạn nên tránh những thói quen dưới đây.
Hâm thức ăn quá lâu
Theo The Health Site, nếu nấu quá lâu trong ḷ vi sóng, thức ăn sẽ bị quá chín, thậm chí khô và cháy. Tốt nhất, khi cài đặt thời gian nấu, bạn hăy chọn thời gian ít nhất theo dự đoán, sau đó có thể nấu thêm nếu cần.
Sử dụng hộp nhựa
Bạn nên tránh làm nóng thức ăn trong hộp nhựa v́ hầu như các loại hộp nhựa đều chứa chất độc hại như BPA khi tiếp xúc với nhiệt. Do vậy, bạn nên sử dụng hộp, bát bằng sành, sứ, thủy tinh chịu nhiệt khi hâm nóng thức ăn trong ḷ vi sóng.
Sử dụng hộp nhựa trong ḷ vi sóng có thể gây hại cho sức khỏe.
Đóng nắp kín khi hâm nóng lại thức ăn thừa
Đóng nắp kín có thể khiến bạn không thể mở được ra khi c̣n nóng và phải chờ cho tới khi nguội hẳn. Thậm chí, những thực phẩm lỏng như súp, canh, cà phê... nóng lên khiến áp suất bên trong và bên ngoài đồ đựng chênh lệch cao, gây nứt vỡ hộp.
Mở cửa ḷ vi sóng khi đang sử dụng
Theo Reader's Digest, khi đang nấu thức ăn, nếu mở cửa ḷ vi sóng đột ngột, thức ăn có thể bắn vào người, gây bỏng. Trường hợp xảy ra cháy nổ, bạn cũng không nên mở cửa ḷ vi sóng ngay mà phải ngắt nguồn điện trước.
Cho thức ăn không phù hợp vào ḷ vi sóng
Bạn không nên cho những thực phẩm được bọc kín như trứng nguyên quả, thức ăn có màng bọc kín, thực phẩm đóng hộp, nước đóng chai... vào ḷ vi sóng v́ sẽ dễ bị nổ và văng bẩn trong ḷ.
Trái cây, sườn, động vật vỏ cứng... cũng không nên dùng cho ḷ vi sóng v́ sẽ bị biến đổi mùi vị và chất dinh dưỡng.