Trung Quốc đang có ưu thế lớn trong lĩnh vực xe điện, Tuy nhiên, khi các đối thủ nước ngoài t́m cách giành lại thị phần, con đường phía trước của các hăng xe điện đại lục có vẻ đầy chông gai.
Bên trong nhà máy xe điện tại Wolfsburg, Đức của VW.
Các nhà sản xuất ô tô của Trung Quốc đang nỗ lực hết sức để tăng cường hoạt động sản xuất xe điện, thúc đẩy thế giới rời bỏ dần xe chạy xăng. Tuy nhiên, khi các đối thủ nước ngoài t́m cách giành lại thị phần đă mất, con đường phía trước của các hăng xe điện đại lục có vẻ đầy chông gai.
Sự kiện triển lăm xe điện lớn nhất Trung Quốc đă diễn ra tại Thượng Hải trong tuần này. Sự tự tin của các hăng sản xuất xe điện nước này được thể hiện rơ qua hàng loạt mẫu xe mới được trưng bày, như Seagull của BYD – chiếc hatchback 4 chỗ có giá khởi điểm chưa đến 11.500 USD, cho đến các xe cao cấp từ các hăng như Li Auto, NIO và Xpeng.
Ashwani Gupta – giám đốc điều hành của Nissan Motor, cho biết 3 năm trước, ai cũng muốn “điện khí hóa” các phương tiện di chuyển. C̣n giờ đây, các phương tiện chạy điện đă phát triển nhanh hơn nhiều so với dự đoán của nhiều người. Ông Gupta cũng nói thêm rằng, Trung Quốc đă “vượt qua điểm giới hạn” khi coi đây là những chiếc xe b́nh thường.
Năm ngoái, 1/4 số ô tô mới được bán ở Trung Quốc là loại chạy điện hoặc cắm điện, với số lượng xe tăng cấp đôi kể từ năm 2021. Doanh số bán ô tô động cơ đốt trong giảm 13%. Trong bối cảnh đó, các liên doanh nước ngoài đang chật vật để giữ thị phần của họ trên thị trường ô tô lớn nhất thế giới, khi các thương hiệu trong nước nắm bắt thành công thị hiếu của người tiêu dùng trong phân khúc xe điện.
Dẫu vậy, lĩnh vực này ngày càng đông đúc và các thương hiệu phải nỗ lực nhiều hơn để tạo sự khác biệt cho các sản phẩm của ḿnh.
Màn h́nh cũng như phần mềm và ứng dụng là một trong những tính năng quan trọng nhất của phần nội thất đối với người tiêu dùng Trung Quốc. Bên trong L9 – chiếc hybrid 6 chỗ của Li Auto, là một màn h́nh rộng hiển thị t́nh trạng xe cho người lái, đồng thời có thể phát video và phim nhằm mục đích giải trí. Các tính năng về kỹ thuật số và thông tin giải trí đặc biệt quan trọng với khách hàng Trung Quốc, theo các nhà sản xuất ô tô. Đây là mảng mà các doanh nghiệp Trung Quốc đă vượt xa so với các thương hiệu nước ngoài.
Ngoại thất, kiểu dáng đẹp và phong cách vị lai ngày càng trở thành dấu ấn lớn của những chiếc xe điện cao cấp từ thương hiệu Trung Quốc. Họ nhắm đến cùng phân khúc người mua như Tesla. Xpeng cho biết cảm hứng thiết kế chiếc G6 của họ đến trực tiếp từ truyện khoa học viễn tưởng. Xe có một dải đèn chiếu sáng chạy ngang qua mui xe và phần thân xe th́ “bóng mượt”.
Nh́n chung, thiết kế tinh tế của các mẫu xe điện Trung Quốc được trưng bày ở sự kiện lần này cho thấy những thương hiệu trong nước đă tiến xe như thế nào kể từ 1 thập kỷ trước. Khi đó, các triển lăm chỉ toàn những chiếc xe nội địa có kiểu dáng kỳ quặc và thiếu thẩm mỹ. Người tiêu dùng Trung Quốc khi ấy cũng chỉ ưa chuộng các thương hiệu nước ngoài.
Giờ đây, mọi thứ đă thay đổi.
Hiroki Nakajima – phó Chủ tịch Điều hành của Toyota, cho biết: “Các tiếp cận của chúng tôi là học hỏi một cách khiêm tốn. Con đường gần nhất để cho ra mắt những chiếc xe mà khách hàng Trung Quốc muốn là lắng nghe kỹ tiếng nói của họ.”
Toyota đă trưng bày 2 mẫu xe điện tại triển lăm và dự kiến sẽ bắt đầu bán vào năm tới.
Các nhà sản xuất ô tô nước ngoài, như Volkswagen và Ford Motor, Nissan, Honda, cũng nhấn mạnh về lợi thế hàng chục năm chế tạo ô tô và có thành tích về độ an toàn, tin cậy với các sản phẩm của họ.
Volkswagen đă trưng bày mẫu sedan điện ID.7 tại triển lăm và sẽ được bán tại Trung Quốc vào mùa thu năm nay. Một số phiên bản có thể chạy tới 700 km trong 1 lần sạc. Thị phần của nhà sản xuất ô tô Đức ở Trung Quốc đă sụt giảm trong những năm gần đây, do doanh số bán xe điện ID của họ bị tŕ trệ.
Volkswagen cho biết sẽ đầu tư khoảng 1 tỷ euro để xây dựng trung tâm phát triển và mua sắm ô tô điện tại Trung Quốc, với mục đích giảm khoảng 30% thời gian giới thiệu một chiếc xe mới.
Trong khi đó, Honda cũng cho biết họ đang đẩy nhanh kế hoạch bán xe điện tại Trung Quốc trong ṿng 5 năm và hiện đặt mục tiêu chỉ bán xe điện tại quốc gia này vào năm 2035.
Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các thương hiệu nước ngoài không phải là thách thức duy nhất mà các nhà sản xuất Trung Quốc phải đối mặt. Họ cũng phải nỗ lực “sinh tồn” trong cuộc chiến giá cả đang diễn ra và đối với một số hăng, họ bắt buộc phải tạo ra lợi nhuận và mở rộng quy mô sản xuất.
Tesla dù hạ giá sản xuất nhưng họ vẫn ghi nhận tỷ suất lợi nhuận/doanh thu đạ 11,4% trong quư 1/2023, thuộc top cao nhất trong ngành ô tô. Trong khi đó, 3 trong số những đối thủ lớn nhất Trung Quốc – Li Auto, NIO và Xpeng, đều không có lợi nhuận ổn định. NIO và Xpeng lỗ ṛng vào năm ngoái, c̣n Li Auto ghi nhận khoản lỗ hoạt động.
CEO của Xpeng – He Xiaopeng, cho biết một nhà sản xuất ô tô phải bán được 3 triệu xe/năm th́ mới có thể “tồn tại” trong 1 thập kỷ. C̣n công ty này bán được khoảng 120.800 xe vào năm 2022.
VietBF @ Sưu tầm