Trong suốt chiều dài lịch sử, một số loài sinh vật xuất hiện và biến mất một cách kỳ bí. Đến nay, giới khoa học vẫn đang nỗ lực giải mă những sự biến mất kỳ lạ này.
Một trong những sự biến mất kỳ lạ khiến các nhà khoa học dành nhiều thời gian, tâm huyết đi t́m lời giải là việc loài châu chấu núi Rocky đột ngột "bốc hơi" khỏi Trái đất vào cuối thế kỷ 19.
Theo các chuyên gia, châu chấu núi Rocky (Melanoplus spretus) thường bay theo đàn với số lượng lên đến hàng ngàn tỷ con. Từ năm 1873 - 1877, loài châu chấu này đă tàn phá hầu hết cây trồng trên khắp khu vực trung tây nước Mỹ, gây thiệt hại về kinh tế lên tới hàng trăm triệu USD.
Thế nhưng, khoảng 30 năm sau, loài châu chấu núi Rocky tuyệt chủng một cách bí ẩn. Nguyên nhân dẫn tới sự diệt vong của loài này đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ. Một giả thuyết cho rằng, loài châu chấu trên bị tiêu diệt bởi các hoạt động khai hoang quy mô lớn của con người. Điều này đă phá vỡ môi trường sống cũng như chu kỳ sống của chúng. Tuy nhiên, giới khoa học vẫn chưa chứng minh giả thuyết này là chính xác.
Cá mập Megalodon sống cách đây khoảng 28 triệu năm đến 1,5 triệu năm trước. Loài cá mập này có kích thước lớn gấp 4 lần cá mập trắng ngày nay khi có thể đạt tới chiều dài 18m, nặng hơn 100 tấn.
Loài cá mập Megalodon đột ngột "bốc hơi" khỏi Trái đất khiến giới khoa học măi chưa t́m ra nguyên nhân. Một số giả thuyết đă được đưa ra để lư giải sự biến mất của cá mập Megalodon.
Trong đó, một quan điểm cho rằng, cá mập Megalodon đă không thể thích nghi với sự suy giảm của mực nước biển và sự thay đổi nhiệt độ đại dương vào thời kỳ băng hà cuối kỷ Pliocene, đầu kỷ Pleistocene.
Một giả thuyết khác cho rằng, cá mập Megalodon có thể chịu sự cạnh tranh con mồi từ cá mập trắng nhỏ hơn. Sự cạnh tranh này có thể dẫn tới việc cá mập Megalodon tuyệt chủng. Tuy nhiên, đây chỉ là giả thuyết nên giới khoa học vẫn nỗ lực giải mă bí ẩn này.
Voi ma mút lông xoăn (Mammuthus primigenius) phân bố rộng răi trên khắp Bắc Mỹ, Châu Âu và châu Á vào khoảng 250.000 năm trước. Tuy nhiên, số lượng loài này suy giảm mạnh vào khoảng 10.000 năm trước.
Chỉ một phần nhỏ cá thể voi ma mút lông xoăn sinh tồn trên đảo Wrangel, Bắc Băng Dương cho đến năm 1700 trước Công nguyên rồi tuyệt chủng.
Nguyên nhân khiến voi ma mút lông xoăn tuyệt chủng đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ. Một số chuyên gia hoài nghi biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ trên Trái đất ngày càng lạnh khiến voi ma mút lông xoăn biến mất. Tuy nhiên, giả thuyết khác cho rằng, hoạt động săn bắn của con người đă dẫn đến sự tuyệt chủng của voi ma mút lông xoăn.