NASA cho biết tương lai của ISS trên quỹ đạo gần như phụ thuộc hoàn toàn vào việc hợp tác giữa Mỹ và Nga.
Đe dọa của Nga
Người đứng đầu cơ quan vũ trụ Nga (Roscosmos), Dmitry Rogozin mới đây tuyên bố rằng trạm vũ trụ ISS có thể rơi khỏi quỹ đạo và rơi xuống Mỹ hoặc châu Âu do các lệnh trừng phạt đối với Nga.
Các b́nh luận được ông Rogozin đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố về các lệnh trừng phạt mới nhằm "làm suy yếu ngành hàng không vũ trụ Nga, bao gồm cả chương tŕnh không gian".
Viết trên Twitter cá nhân, ông Rogozin đặt câu hỏi: "Nếu Mỹ chặn hợp tác với chúng tôi, ai sẽ cứu Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) khỏi việc mất quỹ đạo và rơi xuống Mỹ hay Châu Âu?".
Ông chỉ ra rằng quỹ đạo và vị trí của trạm ISS trong không gian được điều khiển bởi động cơ do Nga sản xuất. "Cũng có khả năng cấu trúc nặng 500 tấn này sẽ rơi xuống Ấn Độ và Trung Quốc. Mỹ có muốn đe dọa họ bằng viễn cảnh như vậy không? ISS không bay qua Nga, do đó mọi rủi ro đều do Mỹ gánh chịu. Các ông đă sẵn sàng cho việc đó chưa?"
Ông Rogozin c̣n viết: "Mỹ có muốn phá hủy sự hợp tác trên ISS hay không?". Được biết, nhiệm vụ của Nga tại ISS là điều khiển, dẫn đường cho toàn bộ trạm. Hệ thống do Nga điều khiển sẽ nâng trạm vũ trụ trong không gian, đảm bảo rằng ISS không ở quá sát khí quyển Trái Đất.
Tiến sĩ Wendy Whitman Cobb, Giáo sư Nghiên cứu Chiến lược và An ninh tại Trường Hàng không Vũ trụ Cao cấp Mỹ, nói: "Mặc dù nghe rất kịch tính, đây có thể là một mối đe dọa không trực tiếp gây ra bởi hậu quả chính trị và khó khăn thực tế trong việc đưa các phi hành gia Nga rời khỏi ISS".
NASA phản ứng ra sao?
Bốn phi hành gia NASA người Mỹ, hai phi hành gia Nga và một phi hành gia người Đức hiện đang ở trên trạm vũ trụ.
NASA cho biết trong một tuyên bố rằng họ "tiếp tục làm việc với Roscosmos và các đối tác quốc tế khác ở Canada, Châu Âu và Nhật Bản để duy tŕ hoạt động của ISS an toàn và liên tục". "Các biện pháp kiểm soát mới vẫn sẽ tiếp tục cho phép hợp tác không gian dân sự Mỹ-Nga", NASA nói thêm.
Một quan chức hàng đầu của NASA cho hay pḥng thí nghiệm nghiên cứu quỹ đạo vẫn chưa bị ảnh hưởng bởi chiến dịch đặc biệt của Nga.
"Chúng tôi không nhận được bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy các đối tác Nga của chúng tôi không cam kết thực hiện các hoạt động như lịch tŕnh," Kathy Lueders, Phó Quản trị viên NASA cho biết.
"Các nhóm của NASA và Roscosmos của Nga vẫn đang nói chuyện cùng nhau, chúng tôi vẫn đang huấn luyện và làm việc cùng nhau," bà Lueders nói thêm.
Trạm vũ trụ ISS - dự án hợp tác quốc tế của năm cơ quan vũ trụ từ 15 quốc gia, bao gồm Canada, một số quốc gia ở châu Âu, Nhật Bản, Nga và Mỹ - được đưa vào hoạt động vào năm 1998 và biến thành một khu phức hợp dài gần như một sân bóng đá, với gần 13 km hệ thống dây điện, khoảng 0,4 hecta các tấm pin mặt trời và 3 pḥng thí nghiệm công nghệ cao.
Để ISS hoạt động, các nhà du hành vũ trụ Nga và các nhà du hành vũ trụ khác cần phải làm việc theo nhóm và hợp tác với nhau.
Theo CNBC, ISS về mặt vật lư được chia thành hai phần: phần quỹ đạo của Mỹ và phần quỹ đạo của Nga. Mỹ và Nga giữ cho pḥng thí nghiệm nghiên cứu liên tục có các phi hành gia và nhà du hành vũ trụ, với vai tṛ của mỗi quốc gia phụ thuộc lẫn nhau - từ các hệ thống hỗ trợ sự sống đến động cơ đẩy ISS giữ cho ISS luôn ổn định trên quỹ đạo.
Hay nói một cách đơn giản, tương lai của ISS trên quỹ đạo gần như phụ thuộc hoàn toàn vào việc hợp tác giữa Mỹ và Nga.
"Sẽ rất khó để chúng tôi tự vận hành," bà Lueders nói.
Trong khi NASA dự kiến sẽ tiếp tục vận hành ISS cho đến năm 2030, Roscosmos chưa thông báo về vai tṛ của cơ quan này sau năm 2024. Bà Lueders nhấn mạnh rằng NASA đang xem xét các giải pháp thay thế để "có được sự linh hoạt hơn trong hoạt động" của ISS.
Bà Lueders cho biết, tập đoàn hàng không Northrop Grumman đang cung cấp giải pháp để giữ ISS ổn định trên quỹ đạo và công ty SpaceX của tỷ phú Elon Musk đang xem xét những ǵ công ty có thể cung cấp cho NASA để hỗ trợ trạm vũ trụ.
Dù vậy, bà Lueders vẫn lưu ư: "Hiện tại không có kế hoạch nào để thay thế vai tṛ của Nga trên ISS".
Ngoài quan hệ đối tác lâu dài với ISS, việc vận chuyển hàng hóa và phi hành đoàn là điều quan trọng hàng đầu. Bà Lueders cho biết NASA vẫn có kế hoạch đưa phi hành gia Mark Vande Hei trở về từ ISS, thông qua tàu vũ trụ Soyuz của Nga, trong khoảng một tháng tới.
VietBF @ Sưu tầm