Cơ quan tình báo kinh tế (The Economist Intelligence Unit) gần đây đã công bố chỉ số thành phố an toàn (SCI) cho năm 2021. Dưới đây là 10 thành phố an toàn và 10 thành phố nguy hiểm nhất thế giới dựa trên mức độ an ninh công cộng, an toàn cá nhân, y tế, cơ sở hạ tầng và môi trường.
Stockholm, Thụy Điển: Thủ đô của Thụy Điển được tôn sùng trên toàn cầu vì tiêu chuẩn sống cao và hệ thống phúc lợi xã hội đặc biệt. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi đạt 83,7 điểm về an ninh môi trường và 87,3 điểm đối với cơ sở hạ tầng, với tổng điểm là 78 trên 100.
Melbourne, Úc: Thủ phủ bang Victoria của Úc đã 4 lần liên tiếp nằm trong top 10 những thành phố an toàn nhất. Năm nay, nó dẫn đầu trong lĩnh vực an ninh y tế. Được đánh giá cao về các dịch vụ khẩn cấp, tính sẵn có và chất lượng của dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng cũng như khả năng sẵn sàng chống đại dịch.
Hồng Kông, Trung Quốc: Trong vài năm qua, khu vực này đã trở thành tiêu điểm cho các cuộc đụng độ chính trị giữa người biểu tình và cảnh sát, nhưng rủi ro đối với du khách nói chung là thấp và năm nay, thành phố này vẫn đứng đầu về an ninh cơ sở hạ tầng cũng như an ninh y tế.
Wellington, New ZealandWellington: Thủ đô xinh đẹp của New Zealand đạt điểm 79 trong danh sách SCI, đứng đầu bảng về an ninh môi trường nhờ đạt điểm cao về năng lượng bền vững, độ che phủ rừng đô thị và chất lượng không khí.
Amsterdam, Hà Lan: Được xếp hạng trong 10 thành phố hàng đầu về chất lượng cuộc sống, đây là một thành phố độc đáo không thể bỏ qua với các điểm tham quan nổi tiếng như bảo tàng Van Gogh, chợ Albert Cuyp sôi động và Rijksmuseum.
Tokyo, Nhật Bản: Thủ đô Nhật Bản đứng đầu trong danh mục an ninh y tế, đạt điểm cao về chất lượng và tính sẵn có của dịch vụ y tế công và tư. Mặc dù việc trộm vặt thỉnh thoảng có thể xảy ra ở đây, đặc biệt là ở những điểm nóng đông đúc nhiều khách du lịch - nhưng tỷ lệ tội phạm đã liên tục giảm trong 14 năm.
Sydney, Úc: Người dân Sydney tự hào với cuộc sống chất lượng cao, sự đảm bảo về an ninh cũng như cảnh quan tuyệt đẹp của thành phố. Cho dù là nhà hát oOpera mang tính biểu tượng hay vườn bách thảo Hoàng gia... tất cả đều tuyệt vời.
Singapore: Được xếp hạng cao về bảo mật kỹ thuật số, sức khỏe và cơ sở hạ tầng, Singapore liên tục đạt điểm cao trong bảng xếp hạng SCI. Nhờ sự phong phú của hệ thống camera CCTV, các hình phạt khắc nghiệt và lệnh cấm vũ khí, tỷ lệ tội phạm ở đây cực kỳ thấp. Singapore được công nhận là thành phố tốt nhất ở Châu Á để sinh sống.
Toronto Canada: Với hàng chục lối đi dạo nơi công cộng và nhiều công viên, đây là một trong những thành phố sạch nhất trong số các thành phố lớn, đạt điểm cao về an ninh môi trường.
Copenhagen, Đan Mạch: Với tỷ lệ tội phạm thấp nhất trong hơn một thập kỷ, Copenhagen đứng đầu danh sách là thành phố an toàn nhất thế giới, đạt 82,4 điểm trên 100. Với mức độ tội phạm bạo lực rất thấp, thành phố cũng được đánh giá cao nhất trong danh mục bảo mật cá nhân và đứng thứ 3 về cả bảo mật kỹ thuật số và cơ sở hạ tầng.
Ngoài ra, danh sách này cũng đề cập tới những quốc gia kém an toàn nhất, du khách nên vô cùng thận trọng khi tới những khu vực này. Lagos, Nigeria: Trên bình diện quốc tế, Lagos xếp thứ 212 trên 231 về chất lượng sống, với dân số ngày càng tăng và bất bình đẳng thu nhập ngày càng lớn. Thủ đô Lagos bị cho điểm thấp về sức khỏe và an ninh cá nhân, trong khi an ninh cơ sở hạ tầng được coi là kém nhất trong số 60 thành phố được nghiên cứu.
Cairo, Ai Cập: Cairo được coi là thủ đô văn hóa Ả Rập của thế giới với vô số những kỳ quan cổ đại. Tất cả mọi người đi du lịch đến Cairo được khuyến cáo nên đặc biệt thận trọng khi ở những nơi đông người và tại các cuộc tụ tập lớn, có thể xảy ra vấn đề trong các ngày lễ và lễ hội.
Caracas, Venezuela: Mặc dù được biết đến là một trung tâm văn hóa, kinh tế và công nghiệp quan trọng, thủ đô của Venezuela đứng thứ 3 trong danh sách nguy hiểm nhất do mức độ tội phạm nghiêm trọng. Cả Mỹ và Anh đều khuyên không nên đi du lịch đến Caracas và nói chung là Venezuela, do tỷ lệ tội phạm phổ biến cao.
Karachi, Pakistan: Mặc dù an ninh đã được cải thiện ở Pakistan trong những năm gần đây, nhưng vẫn tồn tại những vấn đề nghiêm trọng về bất bình đẳng thu nhập, bạo lực giáo phái và chủ nghĩa khủng bố. Thành phố này bị đánh giá là tồi tệ nhất về an ninh cá nhân với số điểm chỉ là 33,3 điểm.
Yangon, Myanmar: Thủ đô của Myanmar đã đạt đến điểm khủng hoảng vào tháng 2 năm 2021, khi một cuộc đảo chính diễn ra, quân đội Myanmar tuyên bố tình trạng khẩn cấp và nắm quyền kiểm soát. Không có gì ngạc nhiên khi năm nay, thành phố này được xếp hạng là nguy hiểm nhất thế giới, chỉ đạt 39,5 trong số 100 điểm.