Theo như đoạn video ghi lại cảnh một bé trai 10 tuổi được bố mẹ cho về quê thăm ông bà ở thành phố Thương Khâu, tỉnh Hà Nam, sau khi kỳ nghỉ nhanh chóng trôi qua và cũng đến ngày bé trai phải về nhà, khiến xe ô tô bắt đầu lăn bánh, cậu bé liền ném tiền ra ngoài để bà chạy theo nhặt, những tưởng rằng cậu bé hỗn nhưng lư do lại khiến nhiều người xúc động.
Nhân dịp lễ Quốc khánh của Trung Quốc vào ngày 1/10 vừa qua, một bé trai 10 tuổi được bố mẹ cho về quê thăm ông bà ở thành phố Thương Khâu, tỉnh Hà Nam. Kỳ nghỉ nhanh chóng trôi qua và cũng đến ngày bé trai phải về nhà.
Tới ngày 6/10, bố mẹ đến đón bé trai về nhà để tiếp tục đi học. Tuy nhiên, cậu bé lại không nỡ rời xa ông bà.
Ngồi trong xe ô tô, cậu bé không ngừng vẫy tay, mặt mếu máo khóc. Khi chiếc xe từ từ lăn bánh, bé trai đột nhiên ném vài tờ tiền ra ngoài để ông bà chạy theo nhặt. Những tưởng hành động này của bé trai là hỗn hào nhưng sự thật sau đó lại khiến nhiều người xúc động.
Người quay lại video cũng là người thân của cậu bé cho biết, bé trai này là cháu trai nhỏ tuổi nhất của ông bà nhưng cũng là đứa trẻ ương bướng nhất. Dù vậy, cậu bé lại sống rất t́nh cảm, mỗi lần về thăm ông bà đều không nỡ rời xa.

Bé trai mếu máo, vẫy tay chào ông bà.
Khi về thăm ông bà, cậu bé luôn được ông bà cho tiền tiêu vặt. Tuy nhiên, cậu bé hiểu ông bà cực khổ thế nào, kiếm được đồng tiền không dễ dàng nên không muốn nhận số tiền này. Thế nhưng, v́ để ông bà vui nên cậu bé đành miễn cưỡng cầm, tới khi ngồi trên xe chuẩn bị rời đi lại ném trả để ông bà chi tiêu.

Cậu bé ném tiền ra ngoài cửa xe ô tô để bà chạy theo nhặt.
Câu chuyện sau khi được đăng tải nhanh chóng lan rộng trên mạng xă hội. Đa số mọi người đều khen ngợi tấm ḷng hiếu thảo của cậu bé, trong khi đó số khác lại bùi ngùi nhớ về ông bà của ḿnh. Một số người b́nh luận:
“Cậu bé mới 10 tuổi thôi mà đă hiểu chuyện như vậy rồi. Ban đầu thấy cậu bé ném tiền để bà chạy theo sau nhặt c̣n tưởng em hỗn cơ”,
“Ông bà tôi cũng vậy, tuy nghèo khó, ăn chẳng dám ăn, mặc chẳng dám mặc, nhưng tôi về chơi lại dấm dúi cái này cái nọ. Nhận th́ không nỡ mà không nhận lại sợ ông bà buồn”.