Không phải ngẫu nhiên khi Tajikistan dù là láng giềng nhỏ nhất cạnh Afghanistan nhưng vẫn "mạnh miệng" chống Taliban. Tất cả nhờ uy thế của Nga bảo trợ.
V́ sao Tajikistan "mạnh miệng" trước Taliban?
Với việc Tajikistan ngày càng trở thành mảnh đất hứa cho các nhân vật kháng chiến Afghanistan và những chính trị gia lưu vong, quốc gia này đă nổi lên như thế lực chính sẵn sàng đối đầu với chính phủ Taliban mới.
Những tuyên bố về thành lập một chính quyền Afghanistan thay thế ở thủ đô Dushanbe của Tajik sẽ chỉ làm sâu sắc thêm sự thù địch giữa hai bên, theo Asia Times.
Kể từ khi Taliban tiến vào Kabul, Tajikistan đă ngay lập tức thể hiện lập trường đối đầu rơ ràng. Tất nhiên, quan điểm cứng rắn này cũng đến từ việc có Nga bảo trợ ở phía sau.
Taliban cáo buộc Tajikistan can thiệp vào công việc nội bộ của Afghanistan và điều động lực lượng đến biên giới. Tajikistan cũng không vừa khi triển khai thêm 20.000 binh sĩ tới biên giới và tiến hành một cuộc diễn tập quân sự trên toàn quốc với sự tham gia của 230.000 quân nhân.
Trong lúc một cuộc đối đầu quân sự quy mô lớn sẽ khó xảy ra lúc này, căng thẳng cho phép Nga tăng cường ảnh hưởng hơn nữa đối với khu vực thông qua vai tṛ ḥa giải giữa Tajikistan và các nhà cầm quyền mới của Kabul.
"Thanh gươm" từ Tajikistan cũng phản ánh vị thế trong nước của tổng thống lâu năm Emomali Rahmon.
Tajikistan là một trong số ít các nước láng giềng của Afghanistan đă công khai tuyên bố không có ư định công nhận một chính phủ Taliban "được h́nh thành thông qua sự áp bức".
Tổng thống Rahmon đă nhiều lần chỉ trích Taliban và yêu cầu nhiều quyền lợi hơn cho người Tajik ở Afghanistan - nhóm sắc tộc lớn nhất nước này sau người Pashtun.
Tajikistan cũng không giấu giếm việc ủng hộ Mặt trận Kháng chiến Quốc gia Afghanistan, lực lượng duy nhất chống lại Taliban, ở tỉnh Panjshir. Hơn cả, phần lớn dân số ở Panjshir - cứ điểm của các nhà lănh đạo kháng chiến - cũng là người dân tộc Tajik.
Sau khi Taliban tiến hành cuộc tấn công vào thung lũng, thủ lĩnh phe kháng chiến Ahmad Massoud và cựu Phó Tổng thống Amrullah Saleh đă đến Dushanbe tụ hội những người cùng chí hướng để thảo luận kế hoạch tiếp theo.
Nga về phe ai?
Không ngạc nhiên khi Tajikistan có vẻ không tin tưởng vào nhà cầm quyền mới ở Kabul.
Trong một thông điệp rơ ràng với Taliban, nước này gần đây đă tiến hành các cuộc tập trận chung với đồng minh Nga và các thành viên khác của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) dọc theo biên giới Tajik-Afghanistan dài 1.400 km.
Tajikistan là nước láng giềng nhỏ nhất bên cạnh Afghanistan và là quốc gia nghèo nhất ở Trung Á. Có thể nói, Tajikistan mục tiêu tương đối dễ dàng cho Taliban. Tuy nhiên, phong trào này không có khả năng tấn công một thành viên CSTO, v́ điều đó có tác động nghiêm trọng đến quan hệ với Nga.
Lập trường cứng rắn của Tajikistan liên quan đến Taliban được cho là đă có sự bật đèn xanh từ Moscow, mặc dù Điện Kremlin dường như đang đi nước cờ đôi ở Afghanistan.
Nga đă tổ chức một số cuộc gặp với các thủ lĩnh Taliban - và không giống như nhiều nước phương Tây - nước này chưa bao giờ đóng cửa đại sứ quán của ḿnh ở Kabul.
Tuy nhiên, Điện Kremlin vẫn từ chối loại bỏ nhóm này khỏi danh sách các tổ chức khủng bố, chứ chưa nói đến việc công nhận chính quyền mới. Hơn nữa, Nga đang tích cực trang bị vũ khí cho Tajikistan và gửi thêm binh lính và thiết bị quân sự đến căn cứ tại đây.
Cho đến khi nào căng thẳng giữa Tajikistan và Taliban leo thang và dẫn đến đối đầu quân sự - điều có vẻ không khả thi vào thời điểm này - Nga có thể sẽ cố gắng đóng vai tṛ ḥa giải.
Chính sách đó cho phép Moscow gia tăng ảnh hưởng ở Trung Á, đồng thời trở thành một trong những nhân tố chủ chốt ở Afghanistan hậu kỷ nguyên Mỹ.
Mặc dù vậy, nếu Taliban hoặc lực lượng thân cận tiến hành một cuộc tiến công vào Tajikistan, Nga sẽ không c̣n lựa chọn nào khác ngoài việc cung cấp hỗ trợ đầy đủ cho đồng minh.
Tajikistan kiên quyết muốn có một chính phủ toàn diện ở Kabul bảo vệ lợi ích của người dân tộc Tajik ở Afghanistan. Cho đến khi một chính phủ như vậy được thành lập, Tajikistan sẽ tiếp tục coi Taliban là một tổ chức khủng bố, và căng thẳng giữa Dushanbe và Kabul sẽ vẫn ở mức cao.
VietBF @ Sưu tầm