Trinh sát cơ của Trung Quốc đă bị phát hiện ở Trường Sa. Ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc triển khai trái phép ít nhất một trinh sát cơ KQ-200 tại đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Công ty ImageSat International (ISI) của Israel hôm qua đăng trên tài khoản Twitter ảnh vệ tinh chụp ngày 10/4 cho thấy hai phi cơ trên đường băng đảo nhân tạo được Trung Quốc bồi đắp phi pháp trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
"Báo cáo của ISI cho thấy ít nhất một máy bay tuần thám biển KQ-200 đậu trên đá Chữ Thập trong một đợt huấn luyện. Nó có thể đang thực hành t́m kiếm tàu ngầm và tăng khả năng giám sát mặt biển", tài khoản Twitter của ISI viết.
Máy bay KQ-200 trên ảnh vệ tinh chụp đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam hôm 10/4. Ảnh: ISI.
KQ-200 là máy bay tuần thám biển được biên chế cho không quân hải quân Trung Quốc, phát triển từ vận tải cơ hạng trung Y-8 được Trung Quốc chế tạo dựa trên mẫu An-12 Liên Xô. Nguyên mẫu đầu tiên bay thử cuối năm 2011, quá tŕnh sản xuất hàng loạt khởi động vào năm 2015. Máy bay này được trang bị radar tuần thám biển trong khoang dưới mũi, hệ thống cảm biến quang - điện tử dưới thân và cảm biến phát hiện dị thường từ (MAD) ở sau đuôi.
Đá Chữ Thập nằm trong số 7 thực thể thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp và bồi đắp trái phép thành đảo nhân tạo, xây dựng đường băng, hải đăng cùng các công tŕnh dân sự lẫn quân sự.
Trung Quốc ngày 18/4 ngang ngược thông báo thành lập cái gọi là "quận Tây Sa" (tức quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) và "quận Nam Sa" (tức quần đảo Trường Sa của Việt Nam) tại "thành phố Tam Sa". Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng hôm 19/4 tuyên bố Việt Nam phản đối mạnh mẽ động thái này của Trung Quốc, đồng thời khẳng định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lư để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Việt Nam đă nhiều lần đề nghị Trung Quốc dừng các hành động trái phép, làm phức tạp thêm t́nh h́nh, đe dọa ḥa b́nh và ổn định tại Biển Đông. Hồi cuối tháng 3, Việt Nam gửi công hàm lên Liên Hợp Quốc phản đối yêu sách chủ quyền vô lư của Trung Quốc.
Một máy bay KQ-200 Trung Quốc.