Kể từ ngày 1/1/2018, thuế nhập khẩu xe hơi trong ASEAN về VN xuống chỉ c̣n 0%. Nhưng kể từ ngày này, chính quyền HN đă liên tục t́m cách làm khó dễ như ra các nghị định để những chiếc xe hơi sản xuất trong ASEAN không về VN được. Cũng v́ vậy Indonesia có ư định kiện VN ra WTO.
Indonesia có thể đệ đơn khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về quyết định gần đây của Việt Nam thắt chặt quy định đối với việc nhập khẩu ô tô.
Hồi tháng 1, Việt Nam ban hành quy định đ̣i hỏi giấy chứng nhận chất lượng từ quốc gia nơi xe được chế tạo, cũng như kiểm tra của từng lô hàng. Điều này đă buộc các công ty Indonesia và các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản tạm dừng xuất khẩu sang Việt Nam.
Oke Nurwan, Vụ trưởng Ngoại thương tại Bộ Thương mại Indonesia, mới đây nói rằng rằng quy định mới sẽ làm Indonesia thất thu khoảng 85 triệu đôla trong giai đoạn từ tháng 12/2017 đến tháng 3/2018.
Thông qua nghị định về Phê duyệt Loại xe Nước ngoài (gọi tắt là VTA), có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2018, Việt Nam yêu cầu các nhà xuất khẩu xe hơi trước hết phải có chứng nhận VTA do nhà chức trách ở nước xuất khẩu cấp, trước khi được phép xuất khẩu ô tô vào Việt Nam. Giấy VTA chứa thông tin chi tiết về chất lượng, độ an toàn và mức độ bảo vệ môi trường của xe xuất đến Việt Nam.
Tuy Việt Nam công nhận rằng xe sản xuất tại Indonesia tuân thủ Tiêu chuẩn Quốc gia Indonesia (SNI), song Việt Nam cho rằng SNI không hoàn toàn phù hợp với các tiêu chí quốc tế. Tuy nhiên, Indonesia nhấn mạnh rằng tiêu chuẩn của họ tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế v́ cả hai tiêu chuẩn đều áp dụng cùng một quy tŕnh và thiết bị kiểm tra.
Do đó, Indonesia coi quy định mới của Việt Nam là một ví dụ về rào cản phi thuế quan làm suy yếu mục tiêu của khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA).
Quy định mới cũng bị xem là một phần trong nỗ lực của chính quyền Việt Nam nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô nội địa Việt Nam. Tập đoàn Vingroup hiện đang háo hức phát triển chiếc xe nội địa đầu tiên của Việt Nam.
Vào cuối tháng 2, một phái đoàn Indonesia - gồm các quan chức của Bộ Thương mại, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công nghiệp, Bộ Ngoại giao và Hiệp hội Công nghiệp Ô tô Indonesia đă đến thăm Việt Nam nhằm thuyết phục chính quyền nước này dừng quy định mới. Tuy nhiên, Việt Nam nói sẽ không rút lại quy định.
Trong năm 2017, Indonesia đă xuất khẩu tổng cộng 15.101 xe lắp ráp hoàn chỉnh sang Việt Nam, phần lớn là xe Toyota và Daihatsu. Với lượng xe đó, Indonesia trở thành nước xuất khẩu xe hơi lớn thứ ba sang Việt Nam, với thị phần khoảng 13%.
Trong khi đó, Mitsubishi Motors dự kiến sẽ tiếp tục các chuyến hàng đến Việt Nam vào đầu tháng 6, tuân thủ các yêu cầu kiểm tra nghiêm ngặt hơn đối với xe nhập khẩu có hiệu lực vào đầu năm nay.
Trước khi tạm dừng, xuất khẩu ô tô của Mitsubishi sang Việt Nam đă tăng. Các lô hàng từ Thái Lan đạt tổng cộng khoảng 4.400 xe trong chín tháng tính đến hết tháng 12/2017 – đồng nghĩa là con số của cả năm tính đến hết tháng 3/2018 nhiều khả năng vượt qua con số khoảng 4.900 chiếc của năm trước.
Căn cứ vào mức tăng trưởng của thị trường Việt Nam, Mitsubishi Motors đang "cân nhắc" mở nhà máy riêng của họ ở Việt Nam, theo Giám đốc điều hành Osamu Masuko.
(Indonesia Investments, Nikkei)