Mỡ máu cao sẽ tăng nguy cơ huyết áp và bệnh tim mạch. Tiểu đường là kẻ giết người âm thầm nhất rong các loại bệnh. Bạn nên ăn mồng tơi, tốt cho cả tiểu đường và mỡ máu.
Cả đông và tây y đều khẳng định loại rau này có tác dụng nhuận trường. Các nghiên cứu c̣n cho thấy nó giúp thải chất béo, tốt cho người có mỡ và đường máu cao.
Rau mồng tơi c̣n gọi là mùng tơi, lạc quỳ, có tên khoa học là Basella alba L, thuộc họ Basellaceae, là loại dây leo, lá to, dày, ḍn, màu xanh thẫm và nhiều chất nhầy. Quả nhỏ khi chín có nước với màu tím than. Bộ phận lá và đọt thân c̣n non của cây mồng tơi thường được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày hoặc được dùng để làm thực phẩm bổ dưỡng nhằm hỗ trợ và điều trị một số bệnh thông thường.
Dân gian thường dùng mồng tơi làm rau ăn cho mát và chống táo bón
Theo đông y, rau mồng tơi có vị chua ngọt, tính lạnh, không độc; tác dụng thanh nhiệt, hoạt tràng, lương huyết, giải độc…; chữa đại tiện xuất huyết, tiểu tiện không thông, tiểu rắt, kiết lỵ, ban chẩn, đinh sang...
Cả đông và tây y đều khẳng định loại rau này có tác dụng nhuận trường. Các nghiên cứu c̣n cho thấy nó giúp thải chất béo, tốt cho người có mỡ và đường máu cao. Ngoài việc sử dụng trong bữa ăn hằng ngày, rau mồng tơi c̣n được dùng trong một số bài thuốc chữa táo bón, đại tiện xuất huyết kinh niên, tiểu tiện không thông, tiểu rắt, chứng ngực bồn chồn, cầm máu và giúp vết thương mau lành. Dân gian thường dùng mồng tơi làm rau ăn cho mát và chống táo bón. Một số nơi c̣n dùng quả mồng tơi để nhuộm đỏ các loại mứt.
Rau mồng tơi khá dồi dào vitamin và khoáng chất. Nổi bật nhất là hàm lượng sắt, canxi, vitamin A, C và các vitamin nhóm B. Đây đều là những yếu tố vi lượng cần thiết cho cơ thể giúp nâng cao sức đề kháng cũng như có giá trị trong một số vấn đề về sức khỏe. Cụ thể, nó là thực phẩm có lợi cho những người thiếu máu như: người cao tuổi, suy nhược… Rau mồng tơi tính mát lạnh, v́ vậy dùng cẩn thận với người hay bị lạnh bụng, đại tiện lỏng. Để hạn chế lạnh, nên nấu kỹ.
Chữa yếu sinh lư: Dùng rau mồng tơi, rau ngót, rau má, bộ ḷng gà hay vịt, nấu canh ăn nóng sẽ giúp trị chứng yếu sinh lư ở nam giới khá hiệu quả.
Chữa di, mộng tinh: Rau mồng tơi, đậu nành, lạc mỗi thứ một nắm nấu với 1-2 kg xương heo (xương ống càng tốt). Hầm kỹ xương heo trong nồi áp suất rồi mới cho đậu lạc vào, cuối cùng cho rau mồng tơi nấu thêm 10 phút. Ăn nóng.
Chữa táo bón, nóng ruột: Lấy một nắm lá mồng tơi rửa sạch, giă nát, vắt lấy nước cốt pha thêm một ít nước đun sôi để nguội uống một lần. Sau vài lần uống sẽ đại tiện dễ. Hoặc lấy lá mồng tơi, lá vông non mỗi thứ 30g, rễ đinh lăng 20g, củ mài 12g (thái mỏng sao vàng), vừng đen 30g (rang nổ), sắc với 600ml nước c̣n 300ml. Người lớn chia 2 lần, trẻ em tùy tuổi dùng ít hơn.
Chữa chảy máu mũi (chảy máu cam) do huyết nhiệt: Mồng tơi tươi giă nát rồi lấy bông thấm vào nước cốt nhét vào lỗ mũi bên chảy máu.
Chữa chứng đi tiểu nóng buốt: Khi tiểu tiện thấy nóng buốt và khó lấy một nắm lá mồng tơi cho vào cối sạch giă nát, vắt lấy nước cốt pha thêm một ít nước đun sôi để nguội uống ngày vài lần.
Chữa da không tươi sáng: Rau mồng tơi nấu canh với cá trê vàng, mỗi tuần ăn 1 lần hoặc lấy lá mồng tơi non giă lấy nước cốt, cho vài hạt muối, thoa đều lên mặt vài lần trước khi đi ngủ.