Mỹ vẫn đang đều đặn thực hiện kế hoạch tuần tra Biển Đông định kỳ như đă định và vẫn gặp những trường hợp tàu Trung Quốc bám theo cũng như những điện tín được gửi tới từ hải quân Trung Quốc yêu cầu hải quân Mỹ dừng lại. Bà Hillart Clinton cho rằng những hành độn cứng rắn của Trung Quốc là đang bao che cho những hành động phi pháp và là 1 sự thách thức đối với Mỹ.
Trang mạng Sputnik Nga ngày 15 tháng 11 đưa tin, ứng cử viên Tổng thống Mỹ của Đảng Dân chủ, bà Hillary Clinton cho rằng, Trung Quốc và Nga là thách thức của Mỹ trong lĩnh vực quân sự.
Bà Hillary Clinton cho rằng, giữa Trung Quốc, Nga và Mỹ tồn tại một loạt thách thức, “ở Biển Đông tồn tại thách thức gây ra từ các hành động (bất hợp pháp) của Trung Quốc, bởi v́, Trung Quốc bố trí các cơ sở quân sự ở đó”.
“Chúng ta và Nga cũng đang tồn tại vấn đề. Gần đây, bản thiết kế của kế hoạch chế tạo tàu ngầm không người lái của Nga được ống kính của nhiếp ảnh gia ghi lại và bộc lộ trên đài truyền h́nh” – Bà Hillary nói.
Điều đáng chú ư là, bà Hillary hoàn toàn không chỉ ra sẽ làm thế nào để đối phó với những thách thức này, chỉ nói là cần có “quyết định sáng suốt” và “thái độ rơ ràng và tập trung”.
Được biết, cuộc tranh luận của Đảng Dân chủ Mỹ tổ chức ở thành phố Des Moines, bang Iowa. Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, Thượng nghị sĩ bang Vermont Mỹ Bonnie Sandes và cựu Thống đốc bang Maryland Martin O'Malley đă tham gia cuộc tranh luận.
Hăng tin CNA Đài Loan ngày 15 tháng 11 cũng cho biết, tuần này, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ đến Manila, Philippines tham dự Hội nghị cấp cao APEC, tại đó, ông sẽ thách thức Trung Quốc, đưa ra quan điểm về tranh chấp lănh thổ ở Biển Đông, đồng thời thuyết phục các nước hoàn thiện các quy định pháp luật thương mại có lợi cho Mỹ.
Nhà lănh đạo Trung Quốc Tập Cận B́nh cũng sẽ đến tham dự Hội nghị cấp cao APEC. Trước đó, người đứng đầu cơ quan ngoại giao Trung Quốc, Vương Nghị đă có chuyến thăm chớp nhoáng tới Manila để t́m cách thuyết phục Philippines không đưa vấn đề Biển Đông ra thảo luận tại hội nghị APEC, tạo bầu không khí dễ chịu và tránh mất mặt cho ông Tập Cận B́nh.
Theo hăng tin AFP Pháp, hội nghị năm nay có khả năng xảy ra tranh luận nảy lửa bởi sự cạnh tranh quyền lực giữa Mỹ và Trung Quốc, trong đó có vấn đề Biển Đông.
Ngoài ra, một loạt cuộc tấn công giết người khiến cho hơn 120 người thiệt mạng ở Pháp vào ngày 13 tháng 11 cùng với mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố toàn cầu sẽ trở thành tiêu điểm thảo luận.
Curtis S. Chin, người từng làm đặc phái viên của Mỹ ở Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) cho rằng, Trung Quốc muốn hội nghị lần này chỉ tập trung vào thương mại, nhưng quan điểm này hoàn toàn không thực tế, bởi v́ nước Pháp đă bị tấn công và Mỹ quan ngại về vấn đề Biển Đông.
Curtis S. Chin đă nói với hăng tin AFP Pháp rằng: “Trong thế giới kết nối hiện nay, không thể tách rời giữa vấn đề kinh tế và những vấn đề không phải kinh tế”.
Trước khi tổ chức Hội nghị cấp cao APEC, Trung Quốc liên tục cho rằng, tranh chấp Biển Đông không liên quan đến hội đàm thương mại.
Nhưng, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Susan Rice cho hay, tranh chấp này sẽ là vấn đề trung tâm trong chuyến thăm Philippines 3 ngày của Tổng thống Mỹ Barack Obama, bắt đầu từ ngày 17 tháng 11. Sau chuyến thăm Philippines, ông Obama sẽ đến Malaysia tham dự một hội nghị cấp cao khác.
Bà Susan Rice cũng nhấn mạnh, Tổng thống Mỹ sẽ đưa ra vấn đề an ninh hàng hải và tự do đi lại.
Ông Obama cũng sẽ tận dụng hành tŕnh 2 trạm ở châu Á để thúc đẩy Hiệp định đối tác xuyên Thái B́nh Dương (TPP). 12 quốc gia APEC không bao gồm Trung Quốc đă kư kết thỏa thuận này vào tháng trước. Trong khi đó, ngoài hội trường APEC, nhà lănh đạo các nước TPP sẽ lần đầu tiên gặp gỡ sau khi kư kết.
Theo bà Susan Rice: “Đối với triển vọng tương lai của khu vực này và vị thế của chúng tôi trong đó, TPP là vấn đề trung tâm”.
vietbf @ sưu tầm