Trong bài viết ngày 26/04, tờ “Nihon Keizai Shimbun” (Gọi tắt là Nikkei) đă khẳng định, hiện nay quan hệ giữa Nga và Nhật Bản đă dần tan băng. Trước thềm cuộc hội đàm giữa nguyên thủ quốc gia của 2 nước vào cuối tháng này, người Nhật đă bắt đầu mơ...
Cuối tháng này, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe sẽ có cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Putin, động cơ thúc đẩy 2 nước tiếp xúc thân mật không ǵ khác, ngoài nguyên nhân là sự quật khởi của Trung Quốc.
Nếu như Nhật - Nga nắm lấy tay nhau, bản đồ cán cân quân sự châu Á có lẽ sẽ phải vẽ lại, Mỹ và Trung Quốc đang hết sức chú ư đến điểm này. “Mỹ cũng hi vọng Nga và Nhật cải thiện quan hệ giữa 2 nước, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ Trung Quốc.
Nếu như Trung Quốc trở nên quá mạnh ở khu vực châu Á và Viễn Đông, điều đó sẽ phá vỡ cục diện cân bằng trong khu vực, Nhật và Nga xích lại gần nhau sẽ ngăn chặn được cục diện này”. Một cựu quan chức quân sự cao cấp của Bộ Quốc pḥng Mỹ, trước đây đă từng tham gia xây dựng chiến lược đối ngoại của Chính phủ Tổng thống Obama phát biểu.
Cái bắt tay giữa Tổng thống Nga Putin và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Sydney, Australia, tháng 8/2007
Tuy giữa Nga và Mỹ hiện nay cũng đang tồn tại rất nhiều mâu thuẫn, nhưng Chính phủ Mỹ cũng phải thừa nhận nếu mối quan hệ giữa Nga và Nhật ấm áp trở lại, sẽ có lợi rất nhiều cho ḥa b́nh và ổn định ở châu Á, Mỹ cũng rất mong muốn vấn đề này sớm trở thành hiện thực.
Điểm đặc biệt quan trọng đối với cả Nga và Nhật là khu vực Viễn Đông chiếm tới hơn 1/3 diện tích lănh thổ Nga. Nếu như Nhật Bản đầu tư tiền bạc vào phát triển Viễn Đông sẽ giúp người Nga đánh bại ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực này, điều đó cũng góp phần nâng cao vị thế và tầm ảnh hưởng của Nhật.
Đương nhiên, người lo lắng về sự mất cân bằng trong tương quan lực lượng Nga - Trung chính là Nga, họ rất e ngại trước sự bành trướng thế lực của Trung Quốc. Điều mà Tổng thống Nga Putin chờ đợi trong chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Abe, chính là làm sao để ngăn chặn sự lớn mạnh của Trung Quốc. Một cái bắt tay giữa Moscow và Tokyo để khắc chế Bắc Kinh chính là điều mà điện Kremlin vô cùng mong muốn.
Viễn cảnh này đối với Nhật Bản quả thực là rất tươi sáng, nhưng người Nhật cũng nên nhớ rằng họ đang có tranh chấp lănh thổ với Nga về vấn đề quần đảo Kuril và cũng không được coi thường Trung Quốc. Hiện Nga đang là thế lực trung dung lớn nhất và cũng là một trong những nước mạnh nhất thế giới, họ ngả về đâu th́ thế lực của nơi đó sẽ lớn mạnh rất nhiều, nên Nga cũng đang nằm trong “tầm ngắm” của Trung Quốc.
Để đánh vào kẽ hở giữa Moscow và Tokyo, Bắc Kinh cũng đă mở một cuộc tấn công quyết liệt bằng hàng loạt các động thái ngoại giao mà tiêu điểm của nó là cuộc viếng thăm Nga của Chủ tich Trung Quốc Tập Cận B́nh, tiếp sau là chiến dịch tuyên truyền rầm rộ của các phương tiện truyền thông Trung Quốc về mối quan hệ nồng ấm giữa 2 nước.
Một quan chức ngoại giao Nhật Bản đă phải thừa nhận: “Nắm tay Nga hiện cũng chỉ là một trong những nước cờ chiến lược của Tokyo. Chiến lược của Moscow rất khó hiểu, nó dường như là một con rắn 2 đầu luôn ngoảnh sang mọi phía. Hoàn toàn có thể xảy ra một kịch bản là đến một lúc nào đó, họ sẽ ngă vào ṿng tay Bắc Kinh”.
Theo Nguyễn Ngọc
An ninh thủ đô