04-01-2013
|
#1
|
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Join Date: Nov 2007
Location: LCN
Posts: 55,869
Thanks: 40
Thanked 564 Times in 514 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 74
|
Phiến quân Syria chặt đầu một giáo sỹ Hồi giáo
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Iran – ông Hossein Amir-Abdollahian hôm qua (30/3) đă tới thủ đô Cairo, Ai Cập để tham dự cuộc đàm phán về vấn đề Syria, hăng thông tấn chính thức MENA đưa tin.
Thứ trưởng Ngoại giao Iran dự kiến sẽ có các cuộc đàm phán tại Cairo với đặc phái viên chung của Liên đoàn Ả-Rập và Liên Hợp Quốc – ông Lakhdar Brahimi về cuộc khủng hoảng ở Syria.
Theo lịch tŕnh, tại đây, ông cũng sẽ hội đàm với nhiều quan chức Ai Cập khác nhằm trao đổi quan điểm về hàng loạt các vấn đề trong khu vực, đặc biệt là t́nh h́nh ở Syria.
Chuyến công du tới Ai Cập lần này của ông Abdollahian được tiến hành đúng thời điểm chuyến bay đầu tiên được nối lại giữa Cairo và Tehran trong ṿng 34 năm qua.
Xung đột Syria lên tới cực điểm Ai Cập và Iran đă cắt đứt quan hệ ngoại giao sau khi Ai Cập kư kết một hiệp ước ḥa b́nh với Israel vào năm 1979 và hai nước chỉ mới nối lại mối quan hệ từ năm 2011 sau khi cựu Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak bị lật đổ.
Đều được điều hành bởi một chính phủ hướng Đạo Hồi, Ai Cập và Iran bắt đầu từng bước b́nh thường hóa mối quan hệ bất chấp một số thách thức, trong đó có những quan điểm khác nhau về vấn đề Syria hay hệ tư tưởng khác biệt về tôn giáo giữa ḍng Hồi giáo Sunni của Ai Cập và ḍng Hồi giáo Shiite của Iran cũng như những căng thẳng giữa Iran với một số quốc gia vùng Vịnh mà Ai Cập lại chia sẻ lợi ích chung.
Trước đó, hồi tháng 8 năm ngoái, Tổng thống Ai Cập – ông Mohamed Morsi đă tới thăm Tehran để tham dự hội nghị thượng đỉnh của Phong trào Không liên kết (NAM), và trở thành Tổng thống đầu tiên của Ai Cập tới thăm Iran trong nhiều thập kỷ qua.
Mới đây, hồi tháng 2 vừa qua, ông Mahmoud Ahmadinejad cũng trở thành tổng thống Iran đầu tiên đến thăm Ai Cập trong suốt 34 năm qua. Khi đó, ông đến Cairo để tham dự hội nghị thượng đỉnh của Tổ chực Hợp tác Hồi giáo.
Gần đây, hồi tháng 2, Bộ trưởng Du lịch Ai Cập - Hesham Zazou và người đứng đầu Tổ chức Du lịch – Thủ công và Di sản Văn hóa Iran - Mohammad Sharif Malekzadeh cũng đă kư kết một biên bản ghi nhớ về việc thúc đẩy hợp tác du lịch và nối lại đường bay giữa hai nước.
Phiến quân Syria chặt đầu giáo sỹ Hồi giáo thân chính phủ
Liên quan đến diễn biến t́nh h́nh ở Syria, một thầy tế Hồi giáo thân chính phủ Syria vừa bị lực lượng chiến binh nổi dậy có vũ trang chặt đầu tại tỉnh Aleppo, miền bắc nước này. Thông tin trên vừa được truyền thông nhà nước Syria đưa ra hôm qua (30/3).
Sau khi chặt đầu ông Sheikh Hasan Saif Addien, nhóm vũ trang trên đă treo đầu ông lên đỉnh tháp của Nhà thờ Hồi giáo al-Hasan nằm ở thị trấn chiến lược Sheikh Maksoud, tỉnh miền bắc Aleppo.
Một số hăng truyền thông thân chính phủ Syria cáo buộc Nhóm Mặt trận Nusra có liên hệ với Tổ chức khủng bố al-Qaeda chính là chủ mưu trong vụ sát hại dă man thầy tế này. Thầy tế Sheikh là người thường xuyên có những bài giảng và những bài thuyết giáo tích cực về tinh thần đoàn kết quốc gia và lên án những âm mưu chống lại chính phủ Syria.
Trong cuộc nổi dậy chống chính phủ, kêu gọi Tổng thống Bashar al-Assad từ chức kéo dài suốt hơn 2 năm qua, lực lượng phiến quân nước này đă tiến hành nhiều cuộc tấn công nhằm vào các giáo sỹ thân chính phủ.
Gần đây nhất, hôm 21/3 vừa qua, một học giả Hồi giáo lỗi lạc có tên Mohammad Saed Ramadan al- Bouti và cháu trai của ông cùng với 49 người khác đă thiệt mạng trong một vụ đánh bom tự sát nhằm vào Nhà thờ Hồi giáo al-Eman ở tỉnh lân cận thủ đô Damascus. Vụ tấn công c̣n khiến hơn 80 người khác bị thương.
Sau vụ đánh bom trên, chính phủ Syria tuyên bố sẽ trừng trị thích đáng những kẻ chủ mưu và cũng cáo buộc al-Qaeda đứng đằng sau dàn xếp vụ tấn công trên.
Hiện tại, sức nóng cuộc nội chiến tại Syria đă lên cực điểm. Ngày 27/3, trong bức thư gửi tới Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm BRICS (gồm: Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi), Tổng thống Bashar al-Assad đă đề nghị BRICS cùng hợp tác ngăn chặn t́nh trạng bạo lực ở Syria và giúp đưa ra giải pháp chính trị đến thành công. Trước đó, Tổng Thư kư LHQ Ban Ki-Moon cảnh báo chính phủ các nước trên thế giới phải nhanh chóng hành động ngăn chặn nguy cơ Syria bị "hủy diệt hoàn toàn" trong bối cảnh cuộc nội chiến tại nước này đă bước sang năm thứ ba.
Tuy nhiên, lời kêu gọi của người đứng đầu Liên Hợp quốc chưa kịp có sức lan tỏa th́ quyết định mới của Liên đoàn Ả-Rập (AL) đă và đang khiến tương lai giải quyết cuộc khủng hoảng Syria trở nên mịt mờ hơn.
Đó là quyết định được Liên đoàn Ả-Rập đưa ra tại Hội nghị Thượng đỉnh thường niên vừa bế mạc hôm 26/3 ở Dohar, Qatar. Theo đó, 15 nước thành viên AL đă nhất trí thông qua Nghị quyết công nhận vai tṛ thành viên hợp pháp của Liên minh Dân tộc đối lập Syria (SNC), đại diện cho Syria tại Liên đoàn Ả-Rập và trong các tổ chức thuộc khối cho đến khi quốc gia Trung Đông tiến hành các cuộc bầu cử mới, mở đường cho việc thành lập chính phủ.
Mặc dù nghị quyết của cơ quan này nhấn mạnh, cần ưu tiên các nỗ lực nhằm đạt được một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Syria, nhưng lại khẳng định "quyền của mọi quốc gia thành viên được cung cấp tất cả các h́nh thức tự vệ, kể cả quân sự, để hỗ trợ cuộc kháng chiến của nhân dân Syria và quân đội Syria tự do". Dư luận khu vực cho đây là cú "bật đèn xanh" của AL về một giải pháp quân sự nhằm sớm chấm dứt xung đột thay v́ đàm phán ḥa b́nh tại Syria.
Đan Khanh - (tổng hợp)
|
|
|