Các bác sĩ sản khoa và hiếm muộn cho biết họ từng gặp không ít bệnh nhân ở tuổi trưởng thành nhưng “vùng kín” vẫn ở tuổi thiếu niên.
Trong số những bệnh nhân ngồi đợi trước pḥng khám bệnh của Bệnh viện chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, có một cô gái với khuôn mặt xinh đẹp nhưng buồn. Cô cất từng giọng nhỏ nhẹ, nước mắt cứ lặng lẽ rơi . "Chị đến đây muốn có một đứa con, c̣n em th́ không dám nghĩ tới chuyện đó", cô gái nói khi có người bắt chuyện.
Cô gái này là một giáo viên mầm non ở Hà Nam. Cô tâm sự: “Bệnh của em tệ lắm, tệ đến mức không có tia hy vọng để lấy chồng. Chị đă gặp cô gái nào ngoài 20 tuổi mà 'vùng cấm' vẫn như thiếu nhi chưa? Vậy mà em như thế đấy”.
 |
Có những trường hợp tuổi đă trưởng thành nhưng "vùng kín" vẫn là thiếu nhi. Ảnh: 4.bp.blogspot.com. |
Rồi cô giăi bày, xung quanh ḿnh không phải không có người để mắt tới, thậm chí nhiều người nhưng cô không đủ dũng khí để đến với họ. Có một người yêu cô từ ngày c̣n học trung học phổ thông, cô cũng rất quư mến nhưng không muốn mang bất hạnh của ḿnh đi gieo thêm cho người đó.
"Anh ấy cứ thắc mắc, em chưa có ai sao không cho anh ấy cơ hội. Nghe những câu như thế em chỉ lặng lẽ nuốt nước mắt vào trong. Em từng nói với anh ấy: 'Em sẽ không lấy chồng' làm anh tưởng em đùa nên cứ kiên nhẫn chờ đợi”, cô gái kể.
Trên tờ giấy kết quả xét nghiệm của cô ghi rơ “Dị tật bẩm sinh đường sinh dục - không có tử cung”. Cô gái tiếp lời: “Mỗi năm em đi khám chuyên khoa một lần với hy vọng y học ngày càng hiện đại, biết đâu em có cơ may...".
TS Lê Vương Văn Vệ - Giám đốc Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cho biết: “Những trường hợp không có tử cung, tử cung nhi tính, không có ṿi trứng hay âm đạo là bị dị tật sinh dục bẩm sinh... không thể sinh con và đến thời điểm này y học vẫn bó tay. Nếu muốn có con th́ họ chỉ có cách là xin mang thai hộ, nhưng rất tiếc điều này pháp luật Việt Nam vẫn chưa cho phép”.
Theo Gia đ́nh xă hội