Một người chồng hy sinh bản thân để cứu vợ, những vũ công rời khỏi tàu sau cùng để giúp du khách trong khi thủy thủ đoàn nhẫn tâm quay đi... là những minh chứng cho thấy trong thảm họa, t́nh người c̣n quư hơn sự sống.
'Tôi nợ chồng ḿnh cả cuộc đời'
Nicole Servel, một du khách Pháp 61 tuổi vẫn chưa hết xúc động khi nhớ lại thảm cảnh lúc đó. Trước khi tàu ch́m, chồng bà đă nhường cho bà chiếc áo phao của ông. Bà may mắn sống sót, nhưng ông th́ đă vĩnh viễn ra đi trong làn nước băng giá.
Người chồng đă nhường áo phao cho vợ để bà được sống.
Đến khi về nhà ở Toulouse, bà Servel vẫn c̣n nhớ rất rơ khoảnh khắc sinh tử đó, khi chồng ḿnh hét lên giục bà nhảy xuống. “Tôi không biết bơi nên ông ấy đă đưa cho tôi chiếc áo phao. Tôi lạnh đến đông cứng cả người và không thể nhảy được nhưng ông ấy đă nhảy ra khỏi tàu và bảo tôi đừng sợ.
Do đó, tôi đă lấy hết can đảm nhảy xuống. Điều cuối cùng tôi nghe được là lời ông ấy nói rằng rồi tôi sẽ ổn. Sau đó tôi không bao giờ gặp lại ông ấy nữa. Nhiệt độ nước chỉ khoảng 8 độ C. Lúc đó tôi đă nghĩ đến các con, các cháu. Chính những suy nghĩ đó đă thúc đẩy tôi đấu tranh giành sự sống. Tôi không nhớ ḿnh đă bơi bao lâu nữa. Sau đó tôi dạt vào một ngôi làng gần biển. Dân làng đă đến và đưa tôi vào một nhà thờ. Tôi rất lạnh, lạnh đến mức tưởng như toàn thân đóng băng. Một vị tu sĩ cho tôi mượn chiếc áo của ông và nó khiến tôi thấy ấm áp hơn đôi chút”.
"Tôi nợ chồng ḿnh cả cuộc đời. Ông ấy đă hy sinh để tôi được sống", bà nói trong cơn nghẹn ngào.
Đây chỉ là một trong muôn vàn câu chuyện cảm động xảy ra sau khi con tàu sang trọng Costa Concordia ch́m ngoài khơi đảo Giglio, Italy vào thứ Sáu ngày 13 đen tối.
T́nh người trong thảm họa
Khi tàu ch́m, tất cả mọi người đều hoảng loạn. Đàn ông tranh giành với phụ nữ mang thai và trẻ em để được lên xuồng cứu sinh. Thủy thủ th́ thờ ơ với những hành khách đang cố gắng thoát thân. Giuseppe D’Avino, bếp trưởng bếp bánh trên tàu vẫn thấy hăi hùng khi nhớ lại khung cảnh hỗn loạn. "Mọi người đều hoảng loạn, khắp nơi chỉ thấy toàn tiếng la hét và tiếng trẻ em kêu khóc".
“Chính những thủy thủ lại là những người giành giật để lên xuồng cứu sinh. Điều đó làm tôi thấy kinh tởm”, một hành khách kể lại.
Một số hành khách tố cáo thủy thủ tranh giành xuồng cứu sinh với họ.
“Đó là một cơn ác mộng. Tôi đă lạc mất con gái và hai đứa cháu sinh đôi 7 tuổi trong cơn hỗn loạn. Tôi đang đứng cạnh xuồng cứu sinh th́ một đám đàn ông lao thẳng vào tôi và đẩy bật lũ trẻ ra. Đến khi chúng tôi lên được xuồng, vẫn c̣n nhiều người đàn ông muốn chen lên”, bà Rogers - một hành khách trên tàu nói.
Beatrice Micheaud - một du khách Pháp đă ngâm ḿnh dưới nước trong hơn một giờ đồng hồ nhớ lại: "Chúng tôi cố ngóc đầu lên gọi những người trên xuồng cứu sinh, nhưng họ không nghe thấy hoặc vờ như không nghe thấy chúng tôi. Lúc đó chúng tôi thật sự kiệt sức”.
Theo lời các hành khách, thuyền trưởng và thủy thủ đều vội vă rời tàu thay v́ ở lại giúp đỡ họ. Isabelle Mougin - một du khách Pháp 38 tuổi, cho biết thuyền trưởng không cho họ rời tàu, mặc dù cô đang mang thai 5 tháng. "Chúng tôi đă bị mắc kẹt. Ông ấy nói chúng tôi không thể rời tàu, nhưng chính ông ấy lại bỏ tàu và để chúng tôi ở lại. Thật không thể tin được”.
Nhưng trong đêm đen tối đó, vẫn có những tấm ḷng tốt. Đó là những đầu bếp, bồi bàn, những vũ công. Nhiều người trong số họ đă ở lại, giúp du khách lên xuồng cứu hộ.
John Rodford, một hành khách 46 tuổi người Anh, cho biết: “Những người phục vụ bữa tối lại chính là những người giúp chúng tôi lên xuồng cứu sinh. Tôi không hề thấy bóng dáng thuyền trưởng hay các thủy thủ”.
Vũ công Rose Metcalf (trái) là một trong những người cuối cùng rời tàu.
Rose Metcalf - một vũ công đă để lại lời nhắn cho cha ḿnh sau khi thoát khỏi tàu: “Cha, con chỉ gọi để nói cho cha biết là con vẫn c̣n sống, an toàn và được cứu lên một máy bay. Con không rơ điều ǵ đă xảy ra, cũng không biết có bao nhiêu người chết. Nhưng con c̣n sống, con nghĩ ḿnh là người cuối cùng rời tàu”. Cô là một trong những người nán lại sau cùng để giúp đỡ các hành khách.
Theo Bee