Khi đất rừng với hàng trăm hécta được giao cho người thân của “quan xă”, người dân nghèo thôn 4, xă Lộc Phú, huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) mới “té ngửa” ra rằng đây là rừng được giao theo “Quy chế giao rừng cho cộng đồng thôn, buôn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” được ban hành theo Quyết định 22/2010/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lâm Đồng ngày 5-7-2010.
Điều đáng nói nữa, “công cuộc giao rừng” theo quyết định giao rừng cho cộng đồng này ở Lộc Phú là một trong số các mô h́nh thí điểm lần đầu tiên của tỉnh Lâm Đồng về “giao rừng cho cộng đồng dân cư” (dự kiến thí điểm ở 7 cộng đồng dân cư ở 7 huyện trong tỉnh).
Tỉnh có quy định về “giao rừng cho cộng đồng dân cư”
Sau khi có tờ tŕnh của UBND xă Lộc Phú (đề ngày 11-8-2010) về việc xin giao rừng cho cộng đồng dân cư với 15 hộ “có hộ khẩu thường trú tại địa phương” và diện tích rừng xin nhận là 225ha tại tiểu khu 438A và 439, ngày 31-12-2010, UBND tỉnh có văn bản “đồng ư chủ trương giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn 4, xă Lộc Phú, huyện Bảo Lâm; giao cho UBND huyện Bảo Lâm các pḥng ban chuyên môn phối hợp với đơn vị liên quan hướng dẫn cộng đồng dân cư lập hồ sơ, thủ tục giao rừng theo đúng quy định, để sử dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiệp và hưởng lợi theo quy định”.
Theo điều 4, chương II về “Giao rừng cho cộng đồng dân cư” của quy chế ban hành kèm theo Quyết định 22 của UBND tỉnh Lâm Đồng th́ việc giao rừng cho cộng đồng dân cư phải dựa vào quy hoạch sử dụng đất của xă, quy hoạch phân định 3 loại rừng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; đơn xin giao rừng của cộng đồng dân cư (do trưởng thôn hay đại diện cộng đồng dân cư kư); “ưu tiên giao rừng cho cộng đồng dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số, cộng đồng dân cư các xă đặc biệt khó khăn...”.
Rừng vừa được giao cho “cộng đồng dân cư” (là người thân của cán bộ xă Lộc Phú, Bảo Lâm) đă bị “tác động” ngay lập tức!
UBND xă không làm theo quy định của tỉnh
Đến tháng 4-2011, việc giao rừng cho cộng đồng dân cư thí điểm nói trên ở thôn 4, xă Lộc Phú, huyện Bảo Lâm cơ bản hoàn thành. Thế nhưng, ông Hứa Văn Tặng – trưởng thôn 4, xă Lộc Phú, phản ánh: “ Bản thân tôi là trưởng thôn 4, nhưng không hề biết chủ trương giao rừng cho cộng đồng này của xă Lộc Phú. Ngay cả cuộc họp cộng đồng khu dân cư ngày 10-8-2010 để thông qua danh sách xin nhận rừng, bản thân tôi cũng không được tham dự. Măi đến cuối tháng 7-2011, khi tiếp xúc với cử tri, tôi mới biết chủ trương này. Nhưng đến lúc đó, đất rừng đă được chia năm sẻ bảy vào tay con cháu cán bộ UBND xă Lộc Phú.
Người dân thôn 4 chúng tôi kiến nghị UBND huyện Bảo Lâm xem xét lại để giao rừng cho đúng đối tượng và phải xử lư nghiêm những người tham ô đất rừng và những cán bộ xă đă làm sai!”. Ông Đỗ Danh Thuận, một người dân ở thôn 4, phản ánh: “Về chủ trương giao rừng này, người dân chúng tôi không hề biết. Xă không phổ biến rộng răi trong dân về việc giao nhận rừng theo h́nh thức “giao rừng cho cộng đồng” mà chỉ “bật đèn xanh” cho một số người tự lập danh sách xin nhận rừng. Danh sách do ông Nguyễn Đức Dạo đứng ra làm đại diện cho người dân thôn 4; và hầu hết những người trong danh sách là người thân của một số cán bộ xă Lộc Phú”.
Tương tự, ông Nguyễn Văn Châu – Bí thư Đảng ủy xă Lộc Phú – cũng khẳng định: “Bản thân tôi là Bí thư Đảng ủy xă và là Chủ tịch HĐND xă, nhưng cũng không hề biết có chủ trương giao rừng cho cộng đồng này của xă Lộc Phú. UBND xă đă không xin ư kiến cũng như không báo cáo với Đảng ủy. Cũng có nghĩa là việc xin giao rừng đó là do UBND xă Lộc Phú tự làm, tự kư, tự giải quyết. Và, đến khi người dân có đơn kiện th́ tôi mới biết!”.
Về vấn đề “giao rừng cho người thân của cán bộ xă” ở Lộc Phú, ư kiến của ông Nguyễn Văn Triệu – Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm – cho rằng: “Nếu đúng là có chuyện giao rừng cho cộng đồng dân cư không đúng đối tượng, chúng tôi sẽ kiên quyết thu hồi và xử lư nghiêm những người vi phạm!”.
Theo Khắc Dũng (Lao Động)