(GDVN) - “Ḥn đá do một cá nhân cung tiến có nhiều chữ lạ, ban quản lư di tích đồng ư cho phép đặt ở đền Thượng. Chúng tôi khẳng định đây là việc làm trái với luật di sản và có công văn yêu cầu UBND tỉnh Phú Thọ chỉ đạo ban quản lư di tích đưa ḥn đă ra khỏi Đền Hùng và việc này đă được làm xong”.
Ông Hoàng Tuấn Anh - Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.
Trong phiên trả lời chất vấn chiều nay, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh đă trả lời thắc mắc của ĐB Nguyễn Thanh Thảo (tỉnh Đồng Tháp): Vừa qua, báo chí cho biết, có ḥn đá lạ ở Đền Hùng và đă được mang ra khỏi đền. Có thông tin cho rằng trên ḥn đá có đạo bùa và các nhà nghiên cứu tâm linh đang tranh luận là bùa tốt hay xấu. Như vậy đây có phải vấn đề mê tín dị đoan không?
Bộ trưởng Hoàng Tuần Anh cho biết, sự việc xuất hiện một ḥn đá có nhiều chữ và h́nh vẽ lạ ở Đền Hùng là có thật. Tỉnh Phú Thọ sau khi dư luận phát hiện và phản ánh trên báo chí th́ Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đă chỉ đạo cơ quan chức năng kiểm tra.
“Ḥn đá do một cá nhân cung tiến có nhiều chữ lạ, ban quản lư di tích đồng ư cho phép đặt ở đến Thượng. Chúng tôi khẳng định đây là việc làm trái với luật di sản và có công văn yêu cầu UBND tỉnh Phú Thọ chỉ đạo ban quản lư di tích đưa ḥn đă ra khỏi Đền Hùng và việc này đă được làm xong”, Bộ trưởng cho biết.
Về việc có yếu tố mê tín dị đoan trong trường hợp này hay không, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh nhận định: “Theo quy định của luật th́ các di tích phải được bảo vệ nguyên trạng, đền Hùng là di tích quốc gia đặc biệt, việc thu bổ tôn tạo các di tích này đều phải có ư kiến của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. Trong trường hợp này, nếu địa phương báo cáo, xin ư kiến Bộ th́ chúng tôi sẽ có cả một hội đồng chuyên gia thẩm định th́ chắc chắn sẽ không xảy ra sự cố đáng tiếc như vậy”.
Một mặt của ḥn đá này có những h́nh vẽ được cho là giống với đạo bùa của Đạo sĩ Trương Thiên Sư.
Trước đó, thông tin về ḥn đá lạ có nhiều họa tiết bí ẩn được đặt ở đền Thượng tại di tích Đền Hùng đă gây sự chú ư đặc biệt của cả nước. Ḥn đá có cao khoảng 50cm, bề rộng nhất khoảng 35cm, h́nh cánh buồm, được đặt trên bệ h́nh bát quái.
Mặt trước và sau của ḥn đá có nhiều kư tự cổ, dấu ấn vuông, họa tiết phức tạp, khó hiểu… đă có nhiều thông tin cho rằng đó là một lá bùa có nguồn gốc từ Trung Quốc, vô cùng nguy hiểm, độc hại.
Ông Nguyễn Xuân Các, Giám đốc Ban quản lư khu di tích lịch sử Đền Hùng khẳng định ḥn đá "lạ" không có hồ sơ trong quá tŕnh tôn tạo, tu sửa đền Thượng. Ḥn đá là do một người kinh doanh đá quư ở Hà Nội tên Khảm cung tiến trong quá tŕnh sửa chữa đền.
Sau đó, ông Nguyễn Tiến Khôi - nguyên Giám đốc Ban quản lư khu di tích lịch sử Đền Hùng đă làm giải tŕnh với UBND tỉnh Phú Thọ về ḥn đá này. Ông Khôi thừa nhận đă cho phép cung tiến ḥn đá trên vào đền Thượng. Đây là hành vi vi phạm Luật bảo tồn di sản, tuy nhiên chưa hề có một kết luận nào cụ thể về việc tại sao ḥn đá này lại có nhiều h́nh vẽ lạ và tại sao lại đặt ở trong đền Thượng.
Cũng trong phiên trả lời chất vấn chiều nay, liên quan đến bảo tồn và phát triển các di tích, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cũng cho biết, bảo tồn nhưng không hiện đại hóa di tích, việc đổi tiền và rải tiền ở các di tích là phản cảm và trái pháp luật.
“Sau khi Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch có ư kiến đề nghị chấn chỉnh th́ nhiều địa phương đă làm tốt, nhưng cũng có những địa phương làm chưa tốt. Việc đổi tiền lẻ và rải tiền ở các di tích cần phải nói tới trách nhiệm của người trông coi di tích và ư thức của mỗi người dân khi vào các di tích, đền, chùa…”, Bộ trưởng nói.
Ngọc Quang