Theo quan niệm của Nho giáo, người đàn ông khi đánh mất khả năng duy trì dòng dõi, họ sẽ trở thành một kẻ bị xã hội lên án.
Theo quan niệm của Nho giáo, người đàn ông có nghĩa vụ duy trì dòng dõi của mình, đánh mất khả năng đó, họ sẽ trở thành một kẻ bị xã hội lên án. Nhưng vì sự cần thiết phải duy trì một loại người như vậy để làm công việc phục vụ trong cung cấm, nên tầng lớp hoạn quan vẫn tồn tại cùng với sự tồn tại của chế độ phong kiến.
Hoạn quan có từ bao giờ?
Hoạn quan được nhắc đến lần đầu trong sử sách Trung Quốc từ thời Xuân Thu - Chiến Quốc (779 - 475 TCN). Sách Chu Lễ phân biệt hai loại hoạn quan là "an nhân" làm nhiệm vụ bảo vệ hậu cung và "xá nhân" hầu hạ các cung phi. Sách Tả truyện (535 TCN) cũng xác nhận sự việc đó, nhưng phải đến đời Hoàng đế nhà Hán (146 - 167) thì hoạn quan mới trở thành một tổ chức đông đảo trong cung đình.
Theo nhà khảo cổ học Nhật Bản Shuguka Shiruvaka thì hoạn quan ở Trung Quốc có thể còn xuất hiện sớm hơn. Ông đã phát hiện tại các tỉnh miền Tây Trung Quốc, nơi giáp giới với Tây Tạng những hài cốt từ thời nhà Thương có khắc chữ nói về việc thiến người. Những hài cốt đó thuộc về chủng tộc được coi là tổ tiên của người Tây Tạng ngày nay.
Theo quan niệm của Nho giáo, người đàn ông có nghĩa vụ duy trì dòng dõi của mình, đánh mất khả năng đó, họ sẽ trở thành một kẻ bị xã hội lên án. Nhưng dù sao thái độ của tầng lớp nho sĩ đối với hoạn quan cũng mang tính hai mặt. Người ta vẫn thấy sự cần thiết phải duy trì một loại người như vậy để làm công việc phục vụ trong cung cấm, nơi chỉ có đàn bà, còn đàn ông thì không được bén mảng đến.
Người ta thường phân biệt hai hạng người vô sinh, một là hạng người không có khả năng sinh dục (do bẩm sinh hay do sự can thiệp cố ý) gọi là thanh nhân, còn loại thứ hai là những người bị thiến để đưa vào cung gọi là vô minh bài - người không có cương vị rõ rệt.
Do được hầu hạ trong cung, gần gũi các bậc đế vương, hoàng tử và cung phi, nên có người đã trở thành những kẻ bề tôi thân tín, tham gia vào những âm mưu bè đảng trong hậu cung và từng gây nên sự suy vong của nhiều triều đại. Đến cuối đời Minh trong Hoàng cung có đến 70 ngàn thái giám (tức hoạn quan) phụ trách 24 nhiệm vụ trong cung, trong đó quan trọng nhất là chủ trì các nghi lễ và nhà Minh sau một thời gian phát triển hùng mạnh cuối cùng bị mất nước cũng là do sự lộng hành của hoạn quan trong triều.

Ảnh minh họa.
Những hoạn quan cuối cùng
Lệ này được bãi bỏ sau cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911), nhưng mãi tới ngày 5/11/1924, khi Phổ Nghi, nhà vua cuối cùng của triều đình Mãn Thanh bị buộc phải rời khỏi Cố cung ở Bắc Kinh thì vai trò các thái giám (hoạn quan) mới chấm dứt. Lúc đó người dân Bắc Kinh được chứng kiến một đám đông những người già không ra già, trẻ không ra trẻ, nửa nam nửa nữ, dắt díu nhau khóc lóc, mang theo hành lý cồng kềnh rời khỏi cổng thành, bơ vơ không biết đi về đâu. Tuy nhiên, trong số họ có những kẻ đã tích lũy của cải vơ vét trong hoàng cung để trở về sống một cuộc đời giàu sang. Có kẻ đã lấy vợ và nhận con nuôi.
Nguồn gốc xuất thân của hoạn quan có nhiều loại, phần lớn là những đứa trẻ từ 6 - 10 tuổi, con nhà nghèo bị bán đi, hoặc trẻ bị mẹ mìn bắt cóc đem bán để tuyển vào hầu hạ trong cung. Nhưng cũng có những người đã thành niên, tham vọng được tuyển vào cung mong sống một cuộc sống nhàn hạ gần gũi vương gia. Trở thành thái giám, họ sẽ là những kẻ gần gũi với cuộc sống đầy bí ẩn bên trong Tử Cấm thành, biết nhiều bí mật chốn cung đình. Vì vậy, để tránh tiết lộ những bí mật đó, các hoàng đế Trung Hoa thường chọn thái giám từ các bộ tộc thiểu số ở nơi xa xôi bị người Hán thống trị.
(còn nữa)
Theo kienthuc.net.vn