Manh mối mới nhất một lần nữa khẳng định: đây là sự cố do con người gây ra.
Vấn đề quan trọng hiện nay là xác định hành động này là vô t́nh hay cố ư.
Chỉ khoảng 3 giây sau khi cất cánh, cả hai công tắc nhiên liệu đă bị chuyển từ chế độ RUN sang CUTOFF, khiến cả hai động cơ ngừng hoạt động gần như cùng lúc – chỉ cách nhau chưa đến 1 giây.
🎙️ Nội dung cuộc hội thoại trong buồng lái trao đổi giữa hai phi công:
- Cơ phó Clive Kunder (41 tuổi, khoảng 4.200 giờ bay), tỏ ra kinh ngạc và hỏi:
“Why did you cut off?” (Tại sao anh lại ngắt nhiên liệu?)
- Cơ trưởng Sumeet Sabharwal (56 tuổi, trên 12.000 giờ bay – bao gồm hơn 5.000 giờ trên Boeing 737), trả lời ngắn gọn:
“I did not.” (Tôi không làm vậy.)
- Một lúc sau, Clive tiếp tục cảnh báo:
“Both engines gone... what’s happening?” (Cả hai động cơ đều tắt… chuyện ǵ đang xảy ra vậy?)
Sau nhiều nỗ lực khởi động lại động cơ nhưng không thành công, hai phi công đă phát tín hiệu khẩn cấp:
“MAYDAY! MAYDAY! MAYDAY! Thrust not achieved... falling...”
(MAYDAY!... Không đạt lực đẩy… đang rơi…)
Sự nghi ngờ hiện đang tập trung vào cơ trưởng Sabharwal, người vừa quay lại làm việc sau thời gian nghỉ phép v́ lư do cá nhân (bereavement leave), được cho là có tang trong gia đ́nh. Một số nguồn c̣n cho rằng ông có dấu hiệu trầm cảm, hiện đang được cơ quan điều tra tai nạn hàng không Ấn Độ (AAIB) làm rơ.
Cũng có giả thuyết cho rằng có thể xảy ra sai sót thao tác do vô t́nh chạm nhầm, nhưng đa số chuyên gia bác bỏ khả năng này. Lư do là công tắc nhiên liệu được thiết kế với cơ chế "kéo lên – đẩy vào" và có bảo vệ vật lư hai bên để tránh va chạm ngoài ư muốn.
Cuộc điều tra đă chính thức chuyển trọng tâm từ lỗi kỹ thuật sang hành vi của phi công. Các yếu tố như vị trí công tắc, trạng thái tâm lư của cơ trưởng, và thiếu tư liệu h́nh ảnh trong buồng lái khiến vụ việc trở nên phức tạp.
Vụ tai nạn cũng đă dấy lên tranh luận trong ngành hàng không về việc có nên trang bị thêm camera trong buồng lái, nhằm tăng cường tính minh bạch và hỗ trợ điều tra trong tương lai.