Là Chuẩn tướng Quân đội Việt Nam Cộng ḥa, ông Nguyễn Hữu Hạnh là người phổ biến lệnh buông súng của Tổng thống Dương Văn Minh, đánh dấu một biến cố lịch sử khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước. Vậy ông Nguyễn Hữu Hạnh thực chất là con người thế nào mà măi sau này mọi người vẫn nhớ đến ông với một sự tôn trọng.
Tháng 10/1963, tại xă Phú Phong, huyện Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang) diễn ra một đám tang rất đặc biệt. Người quá cố là ông Nguyễn Hữu Điệt, cha ruột đại tá Tham mưu trưởng Quân đoàn 4 Vùng 4 chiến thuật Nguyễn Hữu Hạnh.
Thực hiện di nguyện của cha muốn được chôn cất bên cạnh phần mộ tổ tiên, Nguyễn Hữu Hạnh đă thương lượng với Mặt trận Giải phóng xă Phú Phong xin được an táng cha nơi vùng đất thuộc quyền kiểm soát của cách mạng. Phía cách mạng đồng ư và hai bên thống nhất thực hiện lệnh ngừng bắn trong 3 ngày. Mọi việc diễn ra suôn sẻ và Nguyễn Hữu Hạnh trở thành mối quan tâm số một của Ban Binh vận Trung ương Cục miền Nam.
Sự quan tâm đặc biệt
Nguyễn Hữu Hạnh sinh năm 1924 tại ấp Phú Thuận, xă Phú Phong, huyện Châu Thành, Mỹ Tho (nay thuộc tỉnh Tiền Giang) trong một gia đ́nh trí thức. Ông nội ông là một nhà nho, kiến thức uyên thâm, nổi tiếng khắp vùng về sự am hiểu lễ giáo và đối nhân xử thế.
Sinh thời, giữ thế kẻ sĩ của người có học, ông từng không chịu tham gia làm hương chức hội tề với quan niệm “Làm dân tốt hơn làm làng”. Ông thường giảng dạy cho con cháu về đạo của người quân tử, về nhân - nghĩa - lễ - trí - tín, sống tốt đẹp và có ích cho đời.
Nguyễn Hữu Hạnh là người có nhiều ảnh hưởng từ ông nội, được ông dạy nhiều điều hay lẽ phải, về tinh thần yêu quê hương đất nước, nhất là phải giữ được ḷng tự trọng của người có học.
Sau khi đậu tú tài Pháp, năm 1946, Nguyễn Hữu Hạnh gia nhập Quân đội Liên hiệp Pháp. Theo học tại trường vơ bị Vũng Tàu, ra trường với cấp bậc chuẩn úy, ông được điều đi phục vụ tại một đơn vị bộ binh giữ chức vụ Trung đội trưởng dưới quyền Thiếu úy Đại đội trưởng Dương Văn Minh. Có thể nói đây là sự khởi đầu của mối quan hệ thân t́nh giữa ông với Dương Văn Minh sau này.
Năm 1952, Nguyễn Hữu Hạnh chuyển sang Quân đội Quốc gia VNCH, được thăng cấp Đại úy và được cử làm Tham mưu trưởng Phân khu Sài G̣n - Chợ Lớn. Đến năm 1954, ông được chỉ định làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 30 Việt Nam biệt lập.
Nguyễn Hữu Hạnh từng được cử đi đào tạo bài bản tại các trường quân sự của Mỹ và Việt Nam Cộng ḥa, như khóa đào tạo chỉ huy tham mưu cao cấp, khóa dạy t́nh báo, chiến thuật, chiến lược và phản gián tại Mỹ.
Năm 1955, sau khi bước lên chiếc ghế Tổng thống Việt Nam Cộng ḥa, Ngô Đ́nh Diệm mở nhiều chiến dịch tiêu diệt các giáo phái. Nguyễn Hữu Hạnh được cử giữ chức vụ Tham mưu trưởng Chiến dịch Hoàng Diệu (tiêu diệt giáo phái Ḥa Hảo) với quân hàm thiếu tá, rồi chiến dịch Thoại Ngọc Hầu (tiêu diệt Cao Đài) với quân hàm trung tá, dưới quyền của đại tá Tư lệnh Dương Văn Minh. Sau đó ông liên tục được giao nhiều vị trí quan trọng khác.
Tháng 10/1963, khi đang là đại tá Tham mưu trưởng Quân đoàn 4 Vùng 4 chiến thuật, dưới quyền thiếu tướng Huỳnh Văn Cao th́ cha ông là Nguyễn Hữu Điệt qua đời. Trước khi nhắm mắt, cha Nguyễn Hữu Hạnh trăn trối với con trai ước nguyện của ḿnh là được chôn cất ở quê hương, bên cạnh phần mộ của tổ tiên.
Đây là điều rất khó khăn đối với Nguyễn Hữu Hạnh v́ phần mộ tổ tiên hiện đang nằm tại xă Phú Phong, huyện Châu Thành, Mỹ Tho, là vùng do Mặt trận Giải phóng kiểm soát. Với quyền lực của ḿnh, Nguyễn Hữu Hạnh có thể chọn một vùng đất khác thuộc quyền kiểm soát của quân đội Việt Nam Cộng ḥa, nhưng đây là ước nguyện cuối cùng của cha, Nguyễn Hữu Hạnh không thể không thực hiện.
Nguyễn Hữu Hạnh trong đám tang cha năm 1963. Bên phải là tướng Huỳnh Văn Cao – Tư lệnh Vùng 4 chiến thuật. Ảnh: Tư liệu.
Qua nhiều lần suy tính, cuối cùng Nguyễn Hữu Hạnh quyết định liên hệ với ông Chín Quá - một người trong họ hàng mà Nguyễn Hữu Hạnh biết hiện đang là người của phía cách mạng. Ông nhờ Chín Quá đến xă Phú Phong xin phép chính quyền cách mạng cho ông được thực hiện ước nguyện của cha ḿnh, yêu cầu thế nào ông cũng chấp nhận? Và chính quyền xă Phú Phong đồng ư với điều kiện hai bên phải ngừng bắn trong 3 ngày. Không thể tự ḿnh quyết định, Nguyễn Hữu Hạnh liền thảo công văn gửi lên thiếu tướng Huỳnh Văn Cao - Tư lệnh Quân đoàn 4 và được Huỳnh Văn Cao phê duyệt.
Đám tang diễn ra suôn sẻ, an toàn, hai bên tuân thủ nghiêm ngặt lệnh ngừng bắn. Nguyễn Hữu Hạnh tỏ ư cảm ơn Mặt trận Giải phóng xă Phú Phong đă tạo cơ hội thuận lợi cho ông. Và 3 ngày sau ông lại bày tỏ nguyện vọng được đến thăm mộ cha bằng trực thăng. Phía cách mạng lại đồng ư với điều kiện Nguyễn Hữu Hạnh phải đi một ḿnh, không có chiếc trực thăng nào đi theo hộ tống. Nguyễn Hữu Hạnh đă thực hiện đúng giao ước và trở về Cần Thơ một cách an toàn.
Sự việc trên sau đó được báo về Trung ương Cục miền Nam và Nguyễn Hữu Hạnh trở thành mối quan tâm số một của Ban Binh vận. Nhiệm vụ tiếp cận, vận động, bồi dưỡng Nguyễn Hữu Hạnh được đồng chí Lê Quốc Lương - Đội trưởng Đội Vận động sĩ quan địch giao cho đồng chí Nguyễn Tấn Thành. Sở dĩ Ban Binh vận chọn đồng chí Nguyễn Tấn Thành v́ ông là bác họ của Nguyễn Hữu Hạnh.
Lúc nhỏ hai người rất thân mật, Nguyễn Tấn Thành là người kèm cặp Nguyễn Hữu Hạnh trong việc học hành và thường đàm đạo với ông nội Nguyễn Hữu Hạnh về nho học. Hơn nữa, Nguyễn Tấn Thành chỉ hơn Nguyễn Hữu Hạnh 12 tuổi, hai người cùng thế hệ nên dễ đồng cảm với nhau. Một chi tiết nữa là cả hai lần bị địch bắt, đồng chí Nguyễn Tấn Thành đều được Nguyễn Hữu Hạnh t́m cách cứu thoát. Riêng lần đầu vào năm 1956, Nguyễn Hữu Hạnh đă dùng tư cách Tham mưu trưởng chiến dịch Thoại Ngọc Hầu để yêu cầu bên cảnh sát giao “tên cộng sản” Nguyễn Tấn Thành cho ông để “tra khảo”. Ông che giấu Nguyễn Tấn Thành tại nhà riêng, t́m cách hợp thức hóa giấy tờ và trả tự do sau đó 1 tháng.
Từ mối quan hệ tốt đẹp đó, cộng với sự hỗ trợ đắc lực từ các đồng chí trong Ban Binh vận, Nguyễn Tấn Thành hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc. Ông đă tác động làm thay đổi suy nghĩ về tư tưởng đối với Nguyễn Hữu Hạnh, hướng Nguyễn Hữu Hạnh về phía cách mạng. Nguyễn Hữu Hạnh được mang mật danh là S7 hoặc Sao Mai. Hai người giữ liên lạc với nhau đến tận ngày giải phóng mà không hề bị lộ.
Những đóng góp bước đầu
Nguyễn Hữu Hạnh là người có cảm t́nh với những người cộng sản mặc dù ông là sĩ quan cao cấp của VNCH. Ông quan niệm rằng, mỗi người tự chọn cho ḿnh con đường đi riêng, nhưng trên hết là v́ quyền lợi dân tộc, v́ quê hương đất nước.
Và ông nhận thấy chính nghĩa đang thuộc về phía “bên kia”. Từ khi hợp tác với cách mạng, không những thực hiện những yêu cầu của Trung ương Cục miền Nam, ông c̣n tự giác ứng phó trong mọi t́nh huống, không để điều ǵ bất lợi xảy ra cho nhân dân, cho cách mạng. Nhờ sự tính toán chu đáo và linh hoạt, ông rất khéo léo trong hành động, không gây bất cứ sự thắc mắc, nghi ngờ nào.
Năm 1967, với tư cách là Phó Tư lệnh Sư đoàn 21 bộ binh tại Bạc Liêu, Nguyễn Hữu Hạnh ra lệnh cho binh sĩ: “Trong lúc hành quân, trực thăng vơ trang phải thận trọng, khi nào dưới đất bắn lên th́ mới bắn lại chứ không tự ư xả đạn lung tung”. Thiếu tướng Tư lệnh Nguyễn Văn Minh lúc đầu có ư nghi ngờ Nguyễn Hữu Hạnh nhưng không có bằng chứng, hơn nữa Nguyễn Văn Minh từng là cấp dưới của ông nên ít nhiều “nể mặt”, không thắc mắc ǵ thêm.
Năm 1968, Nguyễn Hữu Hạnh làm Tư lệnh biệt khu 44 (bao gồm Hà Tiên, Châu Đốc, Kiến Phong và Kiến Tường). Trong nhiều lần đối mặt với lực lượng cách mạng, Nguyễn Hữu Hạnh đều lệnh cho binh sĩ đánh ở thế giằng co mà không tiến chiếm mục tiêu. Khi quân giải phóng rút quân ông cũng ra lệnh rút quân về. Các cố vấn Mỹ mỉa mai gọi ông là “Tư lệnh thận trọng”, “Tư lệnh không bao giờ chiếm mục tiêu”.
Cũng năm 1968, một cán bộ cách mạng sử dụng tên giả là Huỳnh Xuân đưa vũ khí vào khu quản lư của quân đội VNCH. Sự việc bại lộ, Huỳnh Xuân bị bắt và đưa ra ṭa. Nhận được yêu cầu của Ban Binh vận, Nguyễn Hữu Hạnh nhờ một luật sư thân tín bào chữa cho Huỳnh Xuân. Theo thỏa thuận, khi ra ṭa, Huỳnh Xuân cứ giữ nguyên lời cung, đổ tội cho tên thiếu úy đă trốn thoát và làm một lá đơn kể lại đă có công tháp tùng bảo vệ cho đại tá Nguyễn Hữu Hạnh lúc ông c̣n là Tham mưu trưởng Quân đoàn 4 Vùng 4 chiến thuật. Nguyễn Hữu Hạnh đă chứng thực vào lá đơn này và Huỳnh Xuân được trả tự do.
Năm 1969, Nguyễn Hữu Hạnh được phong quân hàm chuẩn tướng, Phó Tư lệnh Quân đoàn 4 dưới quyền tướng Nguyễn Viết Thanh. Đây là một thuận lợi cho cách mạng v́ ở vị trí này Nguyễn Hữu Hạnh nắm trong tay Quân đoàn 4 có quyền sinh sát ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Quân đoàn 4 rất mạnh, có nhiệm vụ án ngữ miền Tây trong ư đồ chiến lược của Nguyễn Văn Thiệu. Trong cuộc đảo chính Ngô Đ́nh Diệm năm 1963, chính Nguyễn Hữu Hạnh đă ngầm ủng hộ tướng Dương Văn Minh bằng cách khuyên tướng Huỳnh Văn Cao lúc đó là Tư lệnh Quân đoàn 4 án binh bất động, không đưa lực lượng Quân đoàn 4 về giải vây, giúp cho cuộc đảo chính của Dương Văn Minh thành công. Trường hợp Quân đoàn 4 kéo về Sài G̣n, t́nh thế cuộc đảo chính lúc ấy rất có khả năng sẽ chuyển hướng.
Nguyễn Hữu Hạnh lúc mang quân hàm chuẩn tướng. Ảnh: Tư liệu.
Bất ngờ nghỉ hưu non
Năm 1968, dưới sức ép của Mỹ, Nguyễn Văn Thiệu phải chấp nhận cho tướng Dương Văn Minh về nước, kết thúc một thời gian dài sống lưu vong tại Thái Lan. Nguyễn Hữu Hạnh được Trung ương Cục miền Nam giao một nhiệm vụ quan trọng: tiếp cận và vận động Dương Văn Minh.
Đây chính là thời cơ thể hiện tầm quan trọng trong nhiệm vụ của Nguyễn Hữu Hạnh. Câu chuyện trước đó như sau:
Năm 1960, theo yêu cầu của Ban Binh vận Xứ ủy Nam Bộ (sau này là Trung ương Cục miền Nam), đồng chí Vơ Văn Thời, Cục trưởng Cục Địch vận đề nghị và được cấp trên đồng ư điều động đồng chí Dương Thanh Nhựt là em ruột Dương Văn Minh về Cục Địch vận để giao nhiệm vụ về miền Nam vận động Dương Văn Minh. Dương Thanh Nhựt được đặt bí danh là Mười Ty.
Tháng 8/1962, đồng chí Mười Ty móc nối được với gia đ́nh, t́m hiểu thái độ của Dương Văn Minh. Mọi việc được thuận lợi, Mười Ty hướng dẫn cán bộ mật đem ư kiến của lănh đạo trao đổi với Dương Văn Minh về việc đảo chính chính phủ Ngô Đ́nh Diệm. Trong lúc đang bực tức Ngô Đ́nh Diệm độc tài, gia đ́nh trị, phủ nhận công lao của ḿnh, Dương Văn Minh hứa sẽ t́m cách.
Ngày 1/1/1963, trung tướng Dương Văn Minh nhân danh Chủ tịch Hội đồng quân nhân cách mạng phát lệnh đảo chính Ngô Đ́nh Diệm và lên làm Quốc trưởng VNCH. Trong thời gian làm Quốc trưởng, Dương Văn Minh có một số hành động tiến bộ có lợi cho cách mạng: Ra lệnh hủy bỏ 16.000 ấp chiến lược.
Từ chối yêu cầu của Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Mc Namara và tướng Harkin để cho Mỹ ném bom nổ chậm trên đê sông Hồng, v́ làm như thế là “inhumain” (vô nhân đạo). Không trả lời đề nghị yêu cầu chuẩn y và thực hiện kế hoạch 34A (hoạt động gián điệp, biệt kích chống miền Bắc) của đại sứ Cabot Lodge. Và theo lời kêu gọi của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, Dương Văn Minh tỏ ư muốn thương lượng để tuyển cử tự do, thực hiện một chế độ trung lập, lập chính phủ liên hiệp.
Do những chủ trương và hành động của Dương Văn Minh không theo đúng ư đồ của người Mỹ, cuối tháng 1/1964, Mỹ đă đưa Nguyễn Khánh lên làm Chủ tịch Hội đồng quân nhân cách mạng kiêm Thủ tướng Chính phủ VNCH cũng bằng một cuộc đảo chính. Mỹ chỉ thị cho chính quyền Sài G̣n phong Dương Văn Minh lên đại tướng và cử làm đại sứ lưu động ở Đài Loan, sau đó lại chuyển sang lưu vong ở Thái Lan, có sự giám sát của CIA.
Khi Dương Văn Minh được về nước, chấm dứt thời gian sống lưu vong, cuối năm 1970, theo chỉ đạo của Trung ương và Trung ương Cục miền Nam, Ban Binh vận Trung ương Cục t́m một người thay thế nhiệm vụ của đồng chí Mười Ty để tiếp tục tiếp cận vận động Dương Văn Minh. Và người được chọn là chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh.
Mọi việc đang trên đà tiến triển thuận lợi th́ Nguyễn Hữu Hạnh đột ngột bị thuyên chuyển lên Tây Nguyên làm Phó Tư lệnh Quân đoàn 2 dưới quyền tướng Ngô Du. Đồng chí Nguyễn Tấn Thành phải lên xuống Tây Nguyên để tiếp xúc với Nguyễn Hữu Hạnh và thông báo nhiệm vụ khi cần thiết.
Bất ngờ, ngày 15/5/1974, Nguyễn Hữu Hạnh nhận được quyết định về hưu do chính Nguyễn Văn Thiệu kư khi ông mới 48 tuổi. Lư do là Nguyễn Hữu Hạnh đă phục vụ trong quân đội quá thời gian quy định. Ư đồ sâu xa của Nguyễn Văn Thiệu là loại bỏ bớt những tướng tá ngả theo Dương Văn Minh.
Therealtz © VietBF