Tại nhiệm kỳ lần này, Bộ máy nhà nước Việt Nam thay đổi gần như hoàn toàn. Như vậy chắc chắn sẽ có sự thay đổi lớn về đường lối chính trị. Nhân dân Việt Nam kỳ vọng nhiều vào bộ mới này với cách xử lư những thách thức riêng và được kỳ vọng phải ứng phó linh hoạt để đạt được những mục tiêu lớn. Chiều hướng thân Mỹ có rơ ràng?
Tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, giữa, cùng các lănh đạo mới của Việt Nam được kỳ vọng sẽ có các chính sách linh hoạt. Ảnh: AFP
Giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc pḥng Australia, Đại học New South Wales, trao đổi với VnExpress về đội ngũ lănh đạo vừa được bầu chọn của Việt Nam.
- Ông đánh giá thế nào về các lănh đạo mới của Việt Nam?
- Việc bầu ra ban lănh đạo mới cho thấy sự điều chỉnh của hệ thống với sự hội nhập quốc tế của Việt Nam. Cả ba tân lănh đạo là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đều là những người nhận được phiếu bầu tín nhiệm do các đại biểu Quốc hội thực hiện trong 2013 và 2014.
Ông Phúc là người có kinh nghiệm đáng kể trong các vấn đề ở cấp cao nhất và cả cấp địa phương. Tỷ lệ ủng hộ ông Phúc, theo như số phiếu bầu "tín nhiệm cao", tăng cao trong hai năm 2013 và 2014.
Chủ tịch nước Quang cũng nhận được sự ủng hộ vững chắc trong việc bỏ phiếu "tín nhiệm cao" ở Quốc hội. Năm 2014, có 86% đại biểu bỏ phiếu tín nhiệm cao cho ông trong vai tṛ bộ trưởng công an. Rơ ràng chuyên môn của ông về các vấn đề an ninh quốc gia sẽ cần thiết khi đảm nhận vị trí chủ tịch nước.
Bà Ngân đă thể hiện vai tṛ của ḿnh như một "ngôi sao". Bà từng là một bộ trưởng có năng lực và kinh nghiệm lập pháp đủ để nắm giữ vị trí mới và thực hiện nó theo một cách đáng chú ư.
- Những thách thức mà các tân lănh đạo Việt Nam sẽ phải đối phó là ǵ?
- Thủ tướng Phúc sẽ có 4 thách thức lớn, một là giảm nợ công, cải cách hệ thống ngân hàng để giảm nợ xấu, đẩy mạnh việc cổ phần hóa các công ty nhà nước (SOE) và hỗ trợ nỗ lực giảm tham nhũng.
Vị trí đứng đầu nhà nước của ông Quang là một vai tṛ mới và mở rộng hơn, ông sẽ phải xử lư các vấn đề quan hệ quốc tế cùng các nguyên thủ trên thế giới. Tân chủ tịch nước cũng sẽ phải đối diện một vấn đề chính là tranh chấp ở Biển Đông.
Với bà Ngân, các hoạt động về lập pháp dễ lên kế hoạch hơn so với ông Phúc và ông Quang. Bà cần thúc đẩy sự nhất trí của các đại biểu Quốc hội nhằm đưa ra hệ thống lập pháp hiệu quả nhất. Thách thức sẽ đến với bà sau cuộc bầu cử trong tháng 5 và việc h́nh thành chính phủ mới vào khoảng tháng 7.
- Liệu Việt Nam sẽ có đột phá ǵ trong việc xử lư những tồn tại lâu nay?
- Việt Nam sẽ đưa ra ưu tiên về giảm nợ công và cải cách SOE, sự thành công không đến dễ dàng và cần có thời gian. Trong khi những người có thế lực sẽ tiếp tục vận động hành lang các quan chức đảng và chính phủ để duy tŕ đặc quyền của họ.
Việc chống tham nhũng, Việt Nam có thể đưa các chủ ngân hàng và nhà đầu cơ ra ṭa để răn đe. Tuy nhiên, tham nhũng chỉ có thể giảm nhờ thực hiện pháp quyền, nhờ sự độc lập của cảnh sát, ṭa án, truyền thông với ảnh hưởng chính trị bên ngoài.
Ứng phó với biến đổi khí hậu đang là ưu tiên của chính phủ, khi Việt Nam là một trong những nước đầu tiên ở Đông Nam Á nhận thấy những hậu quả do biến đổi khí hậu tạo ra. Vấn đề chính là Việt Nam cần thông qua một chiến lược thích ứng phù hợp. Các giống lúa mới cần được phát triển và phổ biến để đối phó với ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long. Nhưng vấn đề lớn là hoạt động của các nước ở thượng nguồn Mekong, gồm Trung Quốc, Lào và Thái Lan, họ kiểm soát ḍng chảy. Điều này chỉ có thể được giải quyết dựa trên một nền tảng mang tính khu vực với sự ủng hộ của các nước lớn bên ngoài.
Theo như phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Việt Nam là một hệ thống lănh đạo tập thể. Cách tiếp cận chung của chính phủ là dựa trên hai tài liệu chính, gồm Kế hoạch phát triển kinh tế - xă hội 5 năm và Báo cáo chính trị Đại hội Đảng 12, có sự góp ư của các chuyên gia và cả công chúng. Các chính sách của Việt Nam trong 5 năm tới sẽ phản ánh hệ thống này. Giới quan sát nước ngoài trông đợi Việt Nam sẽ đạt được thành công.
- Ông dự đoán quan hệ Việt - Mỹ sẽ thế nào khi Mỹ có tổng thổng mới?
- Ông Obama sẽ để lại một nền tảng tốt cho quan hệ Việt - Mỹ trong tương lai, điều này sẽ được phát huy nếu bà Hillary Clinton trúng cử. Tuy nhiên, hợp tác hai nước có thể gặp phải khó khăn nếu ông Donald Trump trở thành tổng thống tiếp theo của Mỹ, bởi ông Trump là một người khó đoán trong các chính sách với châu Á. Việt Nam có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi các chính sách mà ông Trump thực hiện với các nước láng giềng.
Thêm nữa, với đặc thù phân tách quyền lực của Mỹ, tổng thống nước này sẽ cần sự ủng hộ của cả hai viện để thực hiện các chính sách của ḿnh, trong khi thời điểm này chúng ta chưa rơ đảng nào sẽ nắm quyền kiểm soát Hạ viện, Thượng viện hoặc cả hai.
Việt Nam đă cho thấy quan điểm rất tích cực với Hiệp định Đối tác xuyên Thái B́nh Dương (TPP), nhưng cả hai ứng viên tổng thống Mỹ đều không ủng hộ nó. Do đó, Việt Nam cần chuẩn bị trước cho cả hai khả năng tốt nhất và tồi tệ nhất. Nếu TPP được thông qua, Việt Nam sẽ thực hiện các cam kết, nếu không, Hà Nội sẽ phải xem xét lại chương tŕnh cải cách và con đường hội nhập quốc tế của ḿnh.
- Cách tiếp cận của Việt Nam đối với tranh chấp Biển Đông sẽ có ǵ khác?
- Gần đây chúng ta chứng kiến sự cứng rắn trong chính sách của Việt Nam với Trung Quốc, đó là bắt giữ tàu cấp nhiên liệu cho các tàu cá đánh bắt trái phép trong vùng biển của Việt Nam. Hà Nội cũng lên tiếng phản đối việc Bắc Kinh đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong khu vực chưa phân định giữa hai nước ngoài cửa vịnh Bắc Bộ.
Tôi muốn nói rộng hơn về ban lănh đạo của Việt Nam, trong đó việc Phó thủ tướng Phạm B́nh Minh, kiêm Bộ trưởng Ngoại giao, được bầu làm ủy viên Bộ chính trị là một dấu hiệu tốt.
VietBF © sưu tập