Ở Việt Nam cơn mưa giông hôm 4/7 vừa qua đă giải nhiệt cho đợt nắng nóng kỷ lục. Trên phạm vi toàn thế giới, người dân khắp nơi cũng phải chịu đựng một đợt nắng nóng bất thường gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng về người và vật chất. Hiện tượng này gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự biến đổi khí hậu khiến thời tiết ngày càng trở nên khắc nghiệt hơn.
Tại châu Âu, các nhà chức trách Đức cho biết, hôm 5/7, nhiệt độ tại nhiều vùng ở Đức có khi lên đến gần 40 độ C khiến nhiều người dân nước này đổ xô tới các khu vực hồ bơi, sông, suối, … để giải nhiệt. Hăng tin Sky News cho biết ít nhất 12 người đă tử vong v́ chết đuối khi bơi lội. Nhiều khu vực bơi lội tự phát không có nhân viên cứu hộ nên đă xảy ra các trường hợp tử vong đáng tiếc.
Giới truyền thông Đức đưa tin nước này đă trải qua những ngày nóng nhất vào cuối tuần qua. Nhiệt độ tại thị trấn Rhineland ở thị trấn Bad Durkheim, miền trung nước Đức, có khi lên đến 39,2 độ C.
Tại thành phố Aragon của Tây Ban Nha, nắng nóng lên tới 40 độ C đă thiêu rụi gần 8.000 hec-ta rừng và khiến khoảng 1.350 dân thường phải đi lánh nạn. Trước đó vào ngày 27/6, các trạm quan sát thời tiết trên khắp Tây Ban Nha đă cảnh báo người dân cần cẩn trọng v́ nhiệt độ cao kéo dài có thể khiến nguy cơ cháy rừng ngày càng cao.
Cơ quan khí tượng Tây Ban Nha dự báo thời tiết nóng bức trên khắp bán đảo Iberia (gồm Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Andorra, và Gibraltar) sẽ c̣n kéo dài thêm môt tuần nữa.
Tại Bồ Đào Nha cũng xảy ra một vụ cháy rừng trong đêm thứ bảy tuần trước (4/7) tại Alcobertas, phía bắc thành phố Lisbon, khiến nhà chức trách phải điều gần 100 lính cứu hỏa đến chữa cháy.
Tại Anh, nhiệt độ cao nhất được ghi nhận trong đợt nóng vừa rồi là 36.7 độ C ở Heathrow, thủ đô London, vào hôm thứ tư tuần trước. Đây là mức nhiệt độ cao nhất từ đầu tháng đến nay, tính từ trước đến giờ tại Anh. Tại nhiều nơi khác ở Anh, nhiệt độ cũng vượt quá ngưỡng 30 độ C. Đến cuối tuần, mưa lớn kèm theo sấm chớp kéo dài đă chấm dứt đợt nắng nóng này.
Tuy nhiên, các nhà khí tượng Anh cảnh báo rằng, vào cuối tháng 7, đợt sóng nhiệt thứ hai có thể khiến nhiệt độ nước Anh tăng cao lên mức kỷ lục, vượt quá nhiệt độ cao nhất từng được ghi nhận là 38.5 độ C tại thôn Brogdale thuộc hạt Kent vào ngày 10/8/2003. Nắng nóng bất thường đă khiến t́nh trạng giao thông của quốc đảo này gặp khó khăn khi đường sắt bị cong vênh và mặt đường nhựa bị chảy.
Video nắng nóng hoành hành tại châu Âu:
Tại Bắc Mỹ, nhiệt độ trong tuần qua cũng tăng kỷ lục, có khi lên đến trên 48 độ C ở một số nơi của nước Mỹ. CNN cho hay nắng nóng kéo dài trong cả tuần liền và khiến hạn hán xảy ra tại vùng đông bắc nước này.
Cơ quan cấp cứu bờ Đông Nam nước Mỹ cho biết t́nh h́nh cảnh báo sức khỏe đă nâng lên mức 2 và số cuộc gọi tới tổng đài sức khỏe 999 đă tăng gấp đôi vào hôm thứ tư tuần rồi.
Cuộc sống của hàng ngàn người dân tại bang California cũng trở nên khó khăn bởi t́nh trạng hạn hán, được xem là tồi tệ nhất trong ṿng 1.200 năm trở lại đây. Theo báo San Francisco Chronicle, hồi tháng trước, Thống đốc bang California Jerry Brown buộc phải thông qua mức giới hạn mới: giảm 25% mức sử dụng nước ở khu vực thành thị so với năm 2013, có hiệu lực từ ngày 1/6. Các biện pháp hạn chế sử dụng nước tại bang California đă ảnh hưởng đến mọi mặt trong đời sống hàng ngày của người dân tại đây. Tại một số thành phố trong bang, nhiều người đă quyết định bán nhà và dời đi nơi khác v́ không chịu nổi t́nh trạng thiếu nước sinh hoạt.
Ở Châu Á, nhiệt độ tại Singapore tăng lên 34 độ. Tại Malaysia, công ty Cấp nước Selangor (SYABAS) cảnh báo các ṿi nước của vùng trung tâm Klang Valley có thể sẽ không có nước do khô hạn kéo dài. Nhiệt độ ghi nhận trong tháng 5 ở Malaysia là từ 33 đến 35 độ C. Dự báo thời tiết nóng và khô ở đây c̣n kéo dài cho tới cuối tháng Tám, khi gió mùa Tây Nam bắt đầu hoạt động mạnh. Các nhà chức trách Malaysia đang xem xét phương án tạo mưa nhân tạo để giải quyết t́nh h́nh thời tiết khô hạn.
Tại Thái Lan, chính phủ đă yêu cầu nông dân tại vùng lưu vực sông Chao Phraya tạm hoăn gieo trồng lúa cho tới khi mưa xuất hiện. 22 trong số 76 tỉnh nước này đang phải vật lộn với t́nh trạng hạn hán kéo dài.
Tháng trước, những đợt nắng nóng kỷ lục, có khi lên đến gần 50 độ C, khiến khoảng gần 1.300 người Pakistan thiệt mạng.
Video t́nh trạng nắng nóng khiến nhiều người Pakistan tử vong:
Số người tử vong v́ nắng nóng ở Ấn Độ lên tới hơn 2.000 người, cao hơn số nạn nhân trong mùa nắng nóng năm 1995 (1.677 người chết).
Video nắng nóng làm chảy nhựa đường ở Ấn Độ:
Các nhà khoa học lo ngại rằng năm nay hiện tượng thời tiết El Nino cực mạnh, bắt đầu từ tháng Năm vừa qua, sẽ c̣n tiếp tục gây ra hạn hán, cháy rừng, lụt lội và t́nh trạng thiếu lương thực trên khắp thế giới.
Tại đại học Oxford, các nhà khoa học đang tiến hành nghiên cứu về một mô h́nh khoa học với hy vọng giúp nhanh chóng giải thích sự liên hệ giữa biến đổi khí hậu và điều kiện thời tiết khắc nghiệt bất thường như hiện nay trên toàn thế giới