Lệnh cấm bán điện thoại Xiaomi của Ấn Độ đă chặn lại bước tiến “vũ băo” của hăng smartphone tăng trưởng nhanh nhất thế giới, tuy nhiên, đây mới chỉ là đ̣n phủ đầu.
Xiaomi mới bắt đầu bán điện thoại tại Ấn Độ từ tháng 7/2014 và mau chóng trở thành thương hiệu smartphone tăng trưởng nhanh nhất tại đây. Với chi phí tiếp thị tối thiểu, Xiaomi thậm chí c̣n đánh bại cả những mẫu “dế” Android giá rẻ khác.
Tháng 11/2014, trả lời Reuters, Hugo Barra, cựu tướng Google nay đang đảm nhiệm hoạt động toàn cầu của Xiaomi, bày tỏ sự hạnh phúc khi Ấn Độ chào đón công ty của ḿnh nhanh như vậy. Chỉ thông qua một bài đăng trên Facebook, ông đă lôi kéo được hàng tá người hâm mộ đến tiệm pizza California Pizza Kitchan tại Mumbai để gặp ḿnh.
Tuy nhiên, mới tuần trước, một ṭa án Ấn Độ đă ra phán quyết cấm bán điện thoại Xiaomi sau khi bị nhà sản xuất thiết bị viễn thông Ericsson tố cáo vi phạm bản quyền. Lệnh cấm kéo dài tới ít nhất là ngày 2/5/2015 cho đến khi phiên phúc thẩm diễn ra. Đây mới chỉ là bước khởi đầu trong cuộc chiến của Xiaomi về quyền sở hữu trí tuệ..
Nguồn tin thân cận với Xiaomi cho biết tầng lớp lănh đạo từ lâu đă biết về lỗ hổng của công ty trong vấn đề bằng sáng chế. Sự rủi ro về mặt pháp lư tại các thị trường phương Tây đóng vai tṛ không nhỏ trong chiến lược mở rộng thị trường của Xiaomi. Theo nguồn tin, nó là lí do hăng tấn công Ấn Độ và Đông Nam Á.
Trong một phát biểu, Xiaomi thừa nhận “không dễ” xây dựng danh mục bằng sáng chế tương đối khi chỉ là một star-up, tuy nhiên hăng đặt mục tiêu có 8.000 bản quyền năm 2016. Tại quê nhà Trung Quốc, Xiaomi cũng xung đột bản quyền với các doanh nghiệp khác, chủ yếu về quyền sở hữu nội dung dịch vụ truyền h́nh.
Khi mảng smartphone ngày một phát triển, các nhà phân tích tin rằng Xiaomi c̣n phải đối mặt với áp lực lớn hơn, đặc biệt khi 2 trong số các đối thủ lớn nhất là Huawei và ZTE lại là các “ông trùm” về bằng sáng chế tại Trung Quốc.
Đối với thị trường Ấn Độ, lệnh cấm ảnh hưởng không ít đến triển vọng tăng trưởng của Xiaomi. Tại một quốc gia mà mới chỉ có 1 trong 10 người sử dụng smartphone, cơ hội cho các hăng điện thoại là vô cùng lớn. Trong quư III, thị trường di động Ấn Độ tăng trưởng 82% trong khi Trung Quốc chỉ tăng khiêm tốn 10,8%, theo thống kê mới của IDC.
Barra trấn an người dùng trên website rằng Xiaomi có thể lật ngược vấn đề.
Xiaomi bán được nhiều điện thoại hơn cả Apple và Samsung tại Trung Quốc và trở thành nhà sản xuất điện thoại lớn thứ ba thế giới trong tháng 10/2014 dù danh tiếng của công ty chưa vươn ra ngoài châu Á.
Không như Apple chỉ tung mỗi năm một mẫu iPhone mới, Xiaomi liên tục nâng cấp các mẫu máy và bán trên mạng với chi phí quảng cáo nhỏ, chủ yếu nhờ phương thức truyền miệng. Theo Giám đốc Kinh doanh Manu Jain, tại Ấn Độ, ban đầu Xiaomi chỉ nhập 10.000 thiết bị/tuần song đă nhanh chóng tăng lên từ 60.000 đến 100.000 máy để đáp ứng nhu cầu người dùng.
Khoảng trống do lệnh cấm Xiaomi có thể nhanh chóng bị lấp đầy bởi các hăng điện thoại địa phương hoặc quốc tế đang t́m cách tăng thị phần. Nhà phân tích Rushabh Doshi của Singapore nhận định vụ kiện sẽ khiến Xiaomi phải nh́n nhận lại về danh mục bằng sáng chế của ḿnh và đầu tư thêm chi phí nghiên cứu và phát triển.
Du Lam (ICTNews)