Xử lư thế nào đối với hơn 750.000 công chức chế độ cũ là thách thức lớn đối với tân chính quyền Libya trong giai đoạn tới.
Ai là người từng ủng hộ chế độ Gaddafi? Ai là người c̣n ủng hộ Gaddafi? Câu hỏi này luôn ám ảnh người Libya trong hiện tại. Le Monde cho hay, một thái độ “thức thời” đang ngự trị tại Tripoli, ai cũng cam kết rằng ḿnh rất ghét chế độ độc tài Gaddafi, đến nỗi mà người ta có cảm giác rằng tại Libya, không có người nào đă từng làm việc cho chính quyền Gaddafi.
Thách thức đối với tân chính quyền tại Libya là thanh lọc bộ máy. Ảnh minh họa.
Những người trung thành với ông Gaddafi tẩu thoát về các cứ địa cuối cùng của như Sirte, Beni Walid, hay ra nước ngoài, đến Nigeria, Algeria và Tunisia. Thế c̣n những người ở lại, họ cũng từng là công chức làm việc dưới thời Gaddafi, phải thanh lọc họ thế nào khi ai cũng bảo ḿnh chưa từng ủng hộ Gaddafi?
Nói về tư pháp tại Libya, hệ thống này từng phục vụ cho Gaddafi suốt 42 năm, liệu có thể sẽ xét xử công bằng những người bị cho là làm việc dưới chế độ cũ? Trong khi đó, theo Le Monde, hiện tại có hàng trăm người, trong đó có nhiều người đến từ vùng châu Phi Nam Sahara bị bắt giam do bị nghi ngờ là lính đánh thuê cho ông Gaddafi. Tờ báo đặt câu hỏi, liệu trong số đó có bao nhiêu trường hợp là chính xác?
Các nhà báo ở Tripoli cũng lao vào công tác thanh lọc thời hậu Gaddafi. Không cần đợi lệnh cấp trên, họ tự thành lập một ủy ban xem xét quyết định những người có thể tiếp tục làm việc, những người phải ngưng làm việc.
Một lănh đạo mới của các nhà báo tại Tripoli cho biết : “Chúng tôi chỉ loại bỏ những ai trước đây tuyên truyền quá tích cực cho Gaddafi, những ai đă từng tố cáo đồng nghiệp của ḿnh với chính quyền Gaddafi và những ai biển thủ tiền bạc, c̣n những người khác chỉ đơn giản là làm công việc của ḿnh. Chúng tôi cũng cần phải làm việc để kiếm cái ăn như tất cả những người Libya khác. Ở Libya có khoảng 750.000 công chức, người ta không thể nào thay thế hết cho được”. Như vậy, những người cầm vũ khí ủng hộ Gaddafi rời khỏi Tripoli, c̣n những người ở lại đang đợi chờ số phận của ḿnh.
Trong tổng số 500 nhân viên của ba tờ nhật báo chính thức của chế độ Gaddafi (Al-Jamahiriya, Chams, Fajr Jedid), có khoảng 100 người trở lại làm việc dù chưa nhận được đảm bảo nào về tiền lương. Họ thành lập một tờ báo mới tên là Febrayir để ca ngợi cuộc nổi dậy, số đầu tiên đă ra vào ngày 10/9.
C̣n ở bộ Ngoại giao, sự thanh lọc cũng được tiến hành. Theo lănh đạo của bộ này, họ lập danh sách những người cần phải bắt giữ, theo đó chỉ có từ 50 đến 60 trường hợp bị bắt trên tổng số 3.800 nhân viên. Đa số các viên chức của bộ này đă làm việc trở lại.
Trong khi đó, ông Mamoud Jibril , nhân vật số hai của tân chính quyền Libya bị các tướng lănh quân nổi dậy và một bộ phận trong NTC cáo buộc là quá dễ dăi với người của chế độ cũ. Ông này trước kia từng làm việc cho người con trai được xem là nhân vật kế thừa của ông Kadhafi là Al-Islam. Một thành viên bộ sậu mới dấu tên c̣n dứt khoát: “Chúng ta không thể làm việc với những quan chức của chế độ cũ, những người từng ủng hộ chính quyền độc tài, tham lạm công quỹ”.