R10 Vô Địch Thiên Hạ
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,250
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 108
|
Diva KHÁNH LY Có Thể Về VN Trình Diễn ?
Tuần báo Việt Weekly lại phỏng vấn bản báo Chủ Nhiệm.
8/6/2011 10:51
Little Saigon(8/6).- Tuần báo Việt Weekly, phát hành tại Quận Cam, California, Mỹ vào thứ Năm hàng tuần trong số ra ngày mồng 2 tháng Sáu năm 2011, Vol.XI No.23 nơi trang 36 đã đăng bài Phỏng vấn nhan đề: " Nhà báo Đinh Viết Tứ là cử tri của cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội Việt Nam Khóa XIII."
Nhân dây, Hướng Việt xin mạn phép được đăng lại nguyên văn, tuy có thêm đôi chút để rộng đường dư luận. Chân thành cảm ơn Ban Biên tập, Trị sự Tuần Báo và tác giả bài báo.HV.
LTS: Nhà báo Đinh Viết Tứ vừa trở lại Little Saigon, sau chuyến đi Việt Nam 6 tuần lễ để lo công việc riêng và đặc biệt, tham gia cuộc bầu cử Quốc Hội Việt Nam Khóa XIII với tư cách cử tri. Có dư luận cho rằng ông làm MC cho buổi sinh nhật của Nhà báo Nguyễn Phương Hùng vào ngày 19 tháng Năm năm 2011 tại Little Saigon là hoàn toàn thất thiệt. Ông Đinh Viết Tứ đã trưng dẫn " Thẻ Cử Tri " để chứng minh. Và, nhân dịp này, ông cho biết một số thông tin liên quan đến chuyến đi của mình như sau:
Những chuyện về đời sống.
VW: Xin ông Đinh Viết Tứ cho biết mục đích của chuyến đi Việt Nam lần này?
Đinh Viết Tứ (ĐVT): Lần này về, thứ nhất là sửa lại ngôi nhà và thứ hai là đúng dịp bầu cử nên tôi ở lại để tham gia bầu cử Quốc hội, vì tôi là cử tri ở Quận 10.
Tôi về hơi sớm là đầu tháng Tư cho nên chưa thấy được cái không khí bầu cử Quốc hội. Và năm nay, ngày lễ 30-04 cũng không phải là vào năm chẵn, không đúng vào dịp 10 năm nên chỉ có những Khu vực, địa phương như cấp Quận, Huyện, Thành phố hay Tỉnh tổ chức mít tinh tại chỗ chứ không mang tính toàn quốc. Nhưng, tôi thấy tác động của chính sách kiềm chế lạm phát và ổn định nền kinh tế vĩ mô của Nhà nước Việt Nam là rất hiệu quả.
VW: Dư luận báo chí hải ngoại nêu lên sự biến động của đồng đô la Mỹ đã khiến cho người dân hoang mang lo lắng, có mặt trong nước, ông đánh giá việc này thế nào?
ĐVT: Tôi cho rằng trước đây thì mình buông lỏng quá, bây giờ thì mình cho vào nề nếp, cho nên đã tạo ra những xáo trộn: trước nhất những người đi dụ trao đổi tiền ờ ngoài phố không thể hành nghề nữa. Bởi vì, nếu đồi 100 đô la Mỹ ở chỗ không phải là nơi đổi tiền chính thức, thì sẽ bị phạt 500 đô la. Hình phạt nặng như thế cho nên người ta rất sợ. Các cơ sở đổi tiền bất hợp pháp như các tiệm vàng thì cũng không dám đổi nữa.
Bởi vậy, nếu muốn đổi tiền phải vào các địa điểm chính thức của Nhà nước hoặc các Ngân hàng. Khi tôi về thì giá cả đổi trồi sụt ở mức 20.900 đồng đổi mỗi Mỹ kim, đến sau đó thì giảm xuống còn 20.490 đồng một Mỹ kim, tức là giảm đi 410 đồng. Do đó, tôi nhìn thấy hiệu quả và tôi cũng thấy các hiệu quả về kinh tế cũng đã đi vào nề nếp, thế nhưng về giá cả hàng hóa thì chưa kiểm soát được.
VW: Đời sống người dân Việt Nam đã bị ảnh hưởng như thế nào bởi nền kinh tế toàn cầu, với sự quan sát mắt thấy tai nghe của ông?
ĐVT: Vì hiện nay, ta đã hội nhập vào rồi, nên giá cả nó cũng cao hơn xưa và nó cũng ngang bằng với giá cả ở nước ngoài. Có những món hàng mà tôi thấy nó đắt hơn ở Mỹ nữa ví dụ như một chiếc ví cầm tay hiệu Louis Vuitton lón hơn bàn tay một chút, ở bên Mỹ này bán khoảng 700 Mỹ kim, nhưng ở Việt Nam lại khoảng 950 Mỹ kim. Một đôi giầy da bán ở Diamond Plaza, sau nhà thờ Đức Bà hiệu Salvatore Ferragamo giá 700 Mỹ kim thì ở hiệu Nordstrom ở Mỹ chỉ bán có 570 Mỹ kim, mà da lại không đẹp bằng ở bên Mỹ, cho nên có những món hàng đắt hơn bên đây.
VW: Vời những mặt hàng đắt hơn như vậy, giới nào là giới tiêu thụ những mặt hàng này?
ĐVT: Tôi thấy rằng những người nói tiếng Bắc thì họ tiêu thụ nhiều nhất, tôi có vào cửa hàng Louis Vuitton đứng khoảng nửa tiếng đồng hồ thì tôi thấy các bà nói tiếng Bắc vào thì họ trả giá rất là nhanh. Ngoài ra, tôi có vào của hàng của Polo Ralph Lauren, cũng mới khai trương bên đó, đối diện qua Thương xá Tax, tức là Rex ngày xưa dọc theo đó bây giờ rất nhiều cửa hàng nổi tiếng, kể cà Chanel, họ lấy cả một khu để quảng cáo hàng nhãn Chanel.
VW: Vậy thì người mua sắm có nhiều không?
ĐVT: Tôi thấy cũng thưa lắm, tôi thấy có nhiều du khách nước ngoài hơn, nhiều Việt kiều, tôi có gặp một số người quen nhưng không thể nêu tên ở đây, kể cả những nhân sĩ chống Cộng bên đây, họ đi chơi vung vít bên đó, khi gặp tôi thì họ nnhận ra và nói rằng " thôi đừng nói gì cả."
VW: Như vậy, khi cần thiết thì ông cũng có thể nêu tên của họ?
ĐVT: Vâng, nhưng thật ra họ đâu có chống, họ chỉ là chạy theo cho có chuyện, họ về cũng chẳng hại gì cả, họ vui chơi thế thôi. Có người thích hát Cô Đầu, có người vì thích ăn thịt chó, có người thích nghe thơ, phú.
Dư luận về chuyện ca sĩ Khánh Ly có thể về Việt Nam trình diễn.
VW: Nhắc tới Văn Nghệ, nhân đây chúng tôi cũng muốn đề cập đến nguồn tin đang gây xôn xao giới văn nghệ và chính trị, đó là việc có thể danh ca Khánh Ly sẽ về Việt Nam trình diễn. Nguồn tin này, chúng tôi đang kiểm chứng ở nhiều nguồn khác nhau. Ông đánh giá như thế nào nếu như có xảy ra việc Khánh Ly về Việt Nam?
ĐVT: Tôi thì nghĩ rằng chị ấy có thể về, vì bây giờ rất là dễ, với kiều bào, thứ nhất là từ năm 1988, thì Chủ Tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng đã ký rồi, nếu mà anh đi ra khỏi nước bất hợp pháp, ba năm sau thì hồ sơ đó sẽ hủy bỏ; trừ phi anh có những hành động vi phạm pháp luật khác, chẳng hạn như anh thụt két hay đưa ra những hành động gây hại cho người khác thì đó là việc riêng tính sau. Nhưng, đối với nhà nước về luật hình thì được miễn tố, không có vấn đề gì cả. Bởi vậy, sau này chính sách của Nhà nước đối với các văn nghệ sĩ thì rất mở rộng.
VW: Ông có tham dự các Chương trình văn nghệ trong nước mà có ca sĩ hải ngoại trình diễn hay không?
ĐVT: Tôi có đi dự các buổi văn nghệ của Nhà Văn hóa tổ chức, nhưng không có nghệ sĩ hải ngoại. Tuy nhiên, tôi có nhìn thấy các bích chương quảng cáo ca sỉ hải ngoại, như của anh Tuấn Ngọc, Ý Lan hay ở Phòng Trà Tiếng Xưa của anh bạn , Nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng và Vợ là Xuân Hòa ở đường Cao Thắng nối dài, Quận 10 gần nhà tôi, tôi thấy có Tuấn Vũ và nhiều ca sĩ hải ngoại trình diễn, vì Phòng trà này luôn mời các ca sĩ hải ngoại về trình diễn.
VW: Chuyện MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên về mở nhà hàng trong nước báo chí phản ứng thế nào?
ĐVT: Có nghe nói là cô ấy mở quán Cà phê ở Đà Nẵng, nhưng chỉ đang dự trù thôi, còn quán cà phê và quán Phở của bà Mai mở thì bên cạnh có quán Cà phê Corner rất đông khách nằm ngay đường Lê Quý Đôn ở Quận Ba, gần đó có nhà hàng rất sang trọng là Cổ Ngư. Họ phục vụ cũng rất lạ, ví dụ như gọi một chén súp thì ở dưới chén súp có bộ phận hâm nóng cho chén súp...Vì tôi được mời, nên không biết giá cả thế nào, tuy nhiên cách phục vụ, thì có lẽ là chưa quen, tôi nghĩ hêm thời gian nữa thì họ phục vụ tốt hơn, người bạn mời tôi là trong giới báo chí, anh làm cho tờ Tin Tức ở Hà Nội.
VW: Trở lại đề tài về sự trở về của danh ca Khánh Ly, so sánh với ông Phạm Duy, một cổ thụ trong làng văn nghệ, ông đánh giá những tác động của giống nhau và khác nhau chỗ nào?
ĐVT: Tôi thì cho rằng không có tác động nào, cũng bình thường giống như Lệ Thu về thôi.
VW: Kể cả sự gắn liền tên tuổi của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn?
ĐVT: Cũng vậy thôi, bởi vì giòng nhạc Trịnh bây giờ người ta cũng không thích lối trình diễn ngày xưa nữa, mà theo người mới bây giờ, họ đưa ra rất đa dạng, ví dụ như Hồng Nhung, người ta vẫn thích, mặc dù bây giờ cô ấy đã sửa lại bộ răng, nên giọng hơi bị đổi khác nhưng người ta vẫn thích.
Là cử tri cuộc bầu cử Quốc Hội Khóa XIII.
VW: Đã nói qua về kinh tế và văn hóa, còn về mặt chính trị, ông quan sát cuộc bầu cử thế nào?
ĐVT: Cuộc bầu cử Quốc Hội đã được tổ chức rất là tốt, trước đó, tôi thấy họ tuyên truyền rất là lớn với quần chúng để hiểu rõ cuộc bầu cử Quốc Hội. Ngay cả chỗ tôi ở, thì họ cũng mời tôi ra nói chuyện về các ứng cử viên. Đáng lý ra hôm đó có ứng cử viên Lê Thanh Hải, ông là Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh ra ứng cử lần đầu tại Đơn vị IV, nơi tôi ở gồm các Quận 5, 10 và 11. Tôi cũng kêu gọi mọi người bỏ phiếu cho ông ấy. Có một vị Giáo sư tái ứng cử, tôi cũng bầu cho ông ấy như lần trước. Nhưng có thêm một vị tự ứng cử, ông này làm Chủ một công ty về tin học gì đó mang tên Tiền Phong thì tôi cũng bầu.
Tôi thấy cuộc bầu cử diễn ra rầm rộ, họ cho xe chạy kêu gọi đi bầu khắp các địa phương, từng khu phố, từng nhà để nhắc nhở.
VW: Báo chí phía hải ngoại thì cho rằng cuộc bầu cử này không có giá trị gì về mặt dân chủ cả, họ phê bình 99,9% là do sự sắp đặt, người dân chỉ là một tấm bình phong được đem ra để làm màu thôi, ông nhận định thế nào về việc này?
ĐVT: Trong cái tình trạng dân trí của nước mình bây giờ, tôi thấy làm vậy là đúng, số ứng cử viên ở Quốc Hội mà đậu thì là 500 người mà có hơn 1.000 người ứng cử, trong cuộc họp trước, người ta lọc lựa ra với nhau và đưa về các địa phương xem xét. Trong đó, có những người ở địa phương, nhưng không được địa phương ấy giới thiệu, tổ chức Ủy ban Mặt Trận Tổ quốc tại nơi ấy người ta cũng không giới thiệu, đó là điểm thứ nhất, điểm thứ hai là đưa về chỗ anh làm việc, người ta cũng không giới thiệu đó là lần thứ hai và lần thứ ba người ta đưa về cấp thành thì mới tập trung chọn lựa còn được 827 người để bầu 500 người cho phiếu được tập trng thế là tốt..
Tôi thấy cách chọn lựa từng lần hiệp thương thế cũng tốt thôi, không có vấn đề gì. Còn mình nói là có chỉ định trước ;là không đúng. Xem cuộc bầu cử đó tôi thấy rất dân chủ, đi vào phòng phiếu, muốn bầu ai thì bầu, không ai để ý gì cả, cứ việc đến thì bầu; như chỗ tôi thì 5 người ứng cử chọn tối đa 3 người. Nhưng cái số phiếu được bầu cao là thế này, ở các Điểm Bầu Cử, các tổ dân phố người ta nắm vững số cử tri rồi, thì nếu có cử tri chưa đi bầu, thì ở Tổ Dân Phố có Tổ Phó đến nhà nhắc, nếu có người đau ốm hay cản trở gì thì báo cáo để Tổ Bầu Cử đem Thùng Phiếu Lưu Động đến tận nhà cho bầu.
VW: Nghe nói à một người trong gia đình có thể đem phiếu bầu cho cả gia đình có đúng không?
ĐVT: Không. Trên báo chí, tôi đọc buổi sáng ngày bầu cử cho biết là cấm không cho bầu giùm; nhưng tôi có nghe rằng trong gia đình với nhau thì cho bầu, thì người trong gia đình có thể đại diện đi bầu với điều kiện Tổ Bầu Cử người ta nắm vững để cho. Tuy nhiên, trong Tổ Dân phố thì nó nhỏ lắm hầu như mọi người quen biết hết nhau, giống như một cộng đồng nhỏ nên nếu có tình trạng đi bầu hộ nhau thì cũng là bình thường. Tôi chỉ có nghe như vậy, còn khi tôi đi bầu thì không thấy tình trạng đó. Buổi sáng, thì cử tri đi bầu đông, xếp hàng dài, nhưng khi tôi đến lúc hơn 11 giờ sáng thì vắng hơn, có khoảng sáu người, bầu rất ổn định và không có điều gì trở ngại.
VW: Có hiện tượng vận động, mua bán lá phiếu, theo ghi nhận của ông?
ĐVT: Tuyệt đối không. Tôi không thấy như vậy và tôi tin là không có điều đó, vì không chắc làm điều đó là vì cái gì? Không ai làm được điều đó, vì những người có tên trong danh sách đã được chọn lựa qua nhiều cấp rồi, coi như là họ nhận xét quá trình công tác của anh này, thí dụ như anh ra ở Tổ Dân Phố để người ta giới thiệu anh, mà gia đình của anh xào xáo thì người ta đã không giới thiệu anh ra rồi.
VW: Ông cũng đi bầu?
ĐVT: Đúng, tôi đi bầu đây, tôi có thể khoe với tất cả cử tri chỗ tôi là tôi đã đi bầu, đây là thẻ cử tri của tôi có đóng dấu của Tổ Bầu Cử là đã bỏ phiếu. Tôi giữ mang sang bên này để chứng minh, vì người ta nói tôi làm MC cho tiệc sinh nhật của anh Nguyễn Phương Hùng, ngày 22 mới đi bầu và tôi đã đến Việt Nam hơn một tháng trước đó thì làm sao làm MC cho người ta được.
VW: Có trường hợp người từ hải ngoại nào về được bầu vào Quốc Hội hay không?
ĐVT: Không, nhưng cấp Hội đồng Nhân dân Thành phố thì có, như ở thành phố Hà nội thì người ta có dành một ghế đại biểu cho người hải ngoại, tức là có 95 đại biểu thì họ dành một ghế cho người hải ngoại, nhưng trong kết quả thì tôi lại không thấy tên người đó. Ở thành phố Hồ Chí Minh có hai người ứng cử tự do đều trúng cử, nhưng họ không phài người hải ngoại về. Vì ứng cử thì anh phải thường trú ở đó, có Chứng minh Nhân dân để chứng minh là anh thường trú thì mới được bầu hay ứng cử.
Ra ứng cử thì dễ lắm, chỉ cần đem theo Chứng minh Nhân dân là được nộp đơn ghi tên ứng cử. Tuy nhiên, phải qua các cấp bậc địa phương để dân họ biết mình, hiểu mình, giới thiệu mình, qua bậc thứ hai là là ở cơ sở làm ăn họ cũng giới thiệu mình và cuối cùng đi lên trên để người ta đánh giá về mình, đó là những bước đi lọc lựa rất là cao, cho nên vượt lên đến đó là những người được chọn lựa xứng đáng, nói về trình độ thì hầu hết người ta có bằng đại học, chỉ có một số ít có bằng cao đẳng và một số nhỏ có bằng Trung học và quá trình công tác, thì là họ có quá trình công tác dầy dạn rồi, còn một số ít nửa 7 hay 8% là trên đại học.
VW: Trường hợp của ông hay những người ở hải ngoại về nước đủ tư cách cử tri, bỏ phiếu trong cuộc bầu cử thì cách thức và tiến trình như thế nào?
ĐVT: Vâng, tất cả những người Việt nào còn giũ quốc tịch Việt Nam thì đều là cử tri, như trường hợp của tôi, tôi có thông hành Việt Nam, thì lúc nào mà tôi về Việt Nam thì tôi được coi là người Việt Nam nên không phải khai báo hải quan tức là Quan Thuế như những người ngoại quốc hay có quốc tịch nước ngoài. Còn về cư trú, tôi cũng không phải khai báo gì khi tôi ở lại. Còn về bầu cử, tôi còn giữ quốc tịch Việt Nam thì tôi có tư cách cử tri, tôi chỉ việc đưa Thông Hành của tôi cho chính quyền địa phương là Phường nơi tôi ở trước 24 giờ khi Phòng Phiếu mở cửa thì họ sẽ làm Thẻ Cử Tri cho tôi và thế là tôi được đi bầu.
VW: Như vậy trường hợp của ông là song tịch có phải không?
ĐVT: Không, tôi chỉ có quốc tịch Việt Nam và tôi là thường trú nhân tại Mỹ.
VW: Tức là ông sẽ phải chịu trách nhiệm bởi những biện pháp chế tài nếu vi phạm luật pháp Việt Nam có phải không?
ĐVT: Đúng vậy, còn đối với Mỹ, vì tôi là thường trú nhân nên có một số luật tôi không phải chiu mức tối đa như án tử hình so với những người có quốc tịch Mỹ, chẳng hạn như vậy. Là vì mang quốc tịch Mỹ mà có hành động nào đó thì có thể vi phạm vào luật trung thành với nước Mỹ, còn tôi thì không bị trói buộc theo quy định đó.
VW: Ông qua Mỹ năm nào mà vẫn còn thường trú nhân?
ĐVT: Từ năm 1992 cho đến nay, tôi vẫn giữ quốc tịch Việt Nam.
VW: Xin đúc kết của ông trong chuyến đi này gồm văn hóa, kinh tế và chính trị cũng như ấn tượng đối với Việt Nam ra sao?
ĐVT: Trong chuyến đi này, có một điều tôi thấy lo là giá cả trong đó lên cao quá, dường như Nhà nước vẫn chưa kiểm soát được, chẳng hạn như về xăng dầu thì người dân đều sợ không biết lại lên lúc nào, chính lúc tôi trở lại Mỹ cũng có tin là xăng sắp sửa lên, thế là người ta vội vàng mang xe đi chầu trực và cột xăng cũng đã đóng cửa, tạo nên tình trạng hoang mang.
Nhưng, kết quả thì không hề có chuyện đó xảy ra, như một anh bạn tôi là chủ một nơi cung cấp gas, đang ngồi ăn với tôi thì nhận được lời báo là gas sẽ tăng 30.000 đồng. Nhưng thực tế ít ngày sau lại hạ 6.000 đồng một thùng. Nên tình trạng giá cả đó làm cho cuộc sống người dân bị xáo trộn.
Tuy nhiên, tôi thấy biện pháp kiềm chế lạm phát thì hiện đang có tác dụng ngăn chặn rất là cao và tôi thấy chính sách phát triển kinh tế vĩ mô của Chính Phủ thì hiện đang phát triển rất là tốt.
Theo Vietweekly
|