Từng là một nhân vật không thể thiếu luôn ở bên cạnh ông Trump, Elon Musk giờ đây đă trở thành "kẻ ngoài cuộc" giữa lúc đảng Cộng ḥa đang muốn tránh xa những yếu tố gây tranh căi trước bầu cử vào năm 2026 tới đây.
Trong cuộc gặp giữa ông Trump và Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa, tỷ phú Elon Musk, đồng minh thân cận và người đứng đầu ban "hiệu quả hóa bộ máy chính phủ" mang tên
DOGE xuất hiện trong bộ đồ đen giản dị, lặng lẽ đứng cùng các nhóm phóng viên tại Pḥng Bầu Dục.
"Elon cũng đến từ Nam Phi nhưng tôi không muốn lôi Elon vào câu chuyện này", ông Trump nói với Tổng thống Ramaphosa khi cả hai thảo luận về vấn đề các nông dân da trắng bị giết hại dă man.
"Anh ta đến đây với mục đích khác: Đưa hỏa tiển lên sao Hỏa. Anh ta thích làm việc đó hơn".
Sự im lặng của Musk trong suốt cuộc họp kéo dài một giờ tuy là một dấu hiệu nhỏ nhưng đầy ẩn ư về việc ông ta đang dần dần rời xa quỹ đạo chính trị của Trump, theo tờ
Guardian.
Dù Musk vẫn giữ mối giao tiếp thân thiết với Tổng thống và thỉnh thoảng ghé thăm Ṭa Bạch Ốc hoặc Ngũ Giác Đài, mối giao tiếp này từng được dự đoán sẽ c̣n tiếp tục bùng nổ nay đang lặng lẽ phai nhạt.
Từ tâm điểm nắm giữ quyền lực đến sự rút lui lặng lẽ
Hôm 19/5, một bài viết trên
Politico có đề cập đến số lần mà ông Trump nhắc đến Musk trên mạng xă hội Truth Social đă bị giảm đột ngột, từ mức trung b́nh 4 lần mỗi tuần trong tháng 2 và 3, xuống c̣n 0 lần kể từ đầu tháng 4 vừa qua.
Trong tháng 2, Musk c̣n được đội ngũ tranh cử của ông Trump đưa vào email gây quỹ gần như mỗi ngày, thậm chí một tin nhắn c̣n có nội dung:
"Tôi yêu Elon Musk! Giới truyền thông muốn chia rẽ chúng tôi, nhưng họ đă thất bại".
Tuy nhiên, đến đầu tháng 3, những lời khen đó đă hoàn toàn biến mất hết, ngoại trừ một email hồi tháng 5 có quảng cáo về chiếc mũ
"Vịnh Mỹ" mà Musk từng đội lên.
Tài khoản mạng xă hội của Ṭa Bạch Ốc cũng không c̣n đăng nội dung có dính líu đến Musk. Các phóng viên hiếm khi nhắc đến ông này trong các cuộc họp báo, c̣n giới nghị sĩ th́ cố gắng né không nhắc tên Musk càng nhiều, nếu có thể.
Hồi tuần trước, CEO Tesla cũng xác nhận đă giảm bớt vai tṛ trong
DOGE xuống c̣n 2 ngày mỗi tuần, đồng thời cho cắt giảm mạnh chi tiền cho mục đích chính trị, một dấu hiệu rơ ràng cho thấy ông này đang cho chuyển sự tập trung trở lại vào đế chế kinh doanh trong bối cảnh giới đầu tư ngày càng lo ngại về mức sụt giảm nặng giá trị cổ phiếu của Tesla.
Sự thay đổi này đă tương phản hoàn toàn với những tuần đầu trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump, khi Musk cùng đồng hành với ông gần như khắp mọi nơi: Từ lễ nhậm chức, các hoạt động tại Mar-a-Lago hay các buổi phỏng vấn Fox News với những lời ca tụng ầm ĩ lẫn nhau. Khi ấy,
DOGE thường xuất hiện trên trang đầu của mọi tờ báo, như một chiếc cưa máy đang
"xẻ thịt" bộ máy hành chính của liên bang.
Ông Trump từng mạnh tay quảng cáo xe Tesla ngay tại Ṭa Bạch Ốc. (Ảnh: Reuters)
Ông Trump cũng có vẻ đă bị cuốn hút bởi người giàu nhất thế giớinày, vốn đă đưa hỏa tiển vào không gian và tỏ vẽ rất hào phóng khi bỏ tiền chi ít nhất là 250 triệu USD cho chiến dịch tái tranh cử của ông Trump hồi năm ngoái, mặc dù ông ta đă từng phủ nhận điều này sau đó. Tháng 3 vừa rồi, ông Trump c̣n biến băi cỏ phía Nam Ṭa Bạch Ốc trở thành một showroom tạm thời cho Tesla, khi cho Musk trưng bày 5 mẫu xe điện và hứa sẽ
"tậu ngay một chiếc Tesla".
Nhưng các cuộc thăm ḍ đă nói lên điều khác biệt. Hồi tháng trước, khi cho khảo sát toàn quốc của Trường Luật thuộc Đại học Marquette cho thấy chỉ có 41% người dân ủng hộ cách thức mà Musk đứng ra điều hành
DOGE, trong khi có đến 58% số người khác lại phản đối. Khoảng 60% trong số người được hỏi có cái nhận định khá tiêu cực về Musk, vượt xa tỷ lệ ủng hộ là 38%.
Nghị sĩ Dân chủ Ro Khanna, người từng quen biết Musk hơn một thập kỷ qua, có đưa ra b́nh luận:
"Khi tỷ lệ ủng hộ của Musk sụt giảm, ông Trump cũng đă ngừng quan tâm. Ông Trump là con người rất thực dụng, ông ấy sẽ cho vứt bỏ ngay những ai không c̣n hữu dụng về mặt phô trương h́nh ảnh".
"Thất bại" với DOGE?
Ông Khanna, vôn là người đại diện dân cử một khu vực ở trung tâm Thung lũng Silicon, California, từng dự đoán Musk sẽ không trụ quá 4-5 tháng trong giới chính trường:
"Tôi có nói rồi, Musk sẽ nản chí, kiệt sức, và cuối cùng Washington sẽ 'ăn thịt' ông ta chứ không phải là ngược lại".
Vào thời điểm đó, ông Khanna hi vọng DOGE sẽ nhắm vào Bộ Quốc Pḥng. Thay vào đó, tổ chức này lại mạnh tay cho dẹp bỏ cơ quan USAID (Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ), Bộ Giáo dục, Sở Thuế vụ và hàng loạt cơ quan quan trọng khác.
"Tôi đă nói rồi, không có đời nào mà ông ta lại cắt giảm được 2,000 tỷ USD. Thực tế là chưa đến 1,000 tỷ, chỉ tầm khoảng 81 tỷ USD là cùng. Musk cuối cùng đă học được bài học mà nhiều CEO đă từng mộng tưởng khi trải qua:
"Nền dân chủ sẽ không dễ để uốn nắn theo ư đồ riêng họ được".
Khó khăn vẫn chưa dừng lại ở đây. Ngày 21/4, Viện Ḥa b́nh Mỹ được một thẩm phán liên bang trao lại quyền kiểm soát sau khi
DOGE cho sa thải toàn bộ ban lănh đạo và nhân viên một cách bất hợp pháp.
DOGE do Elon Musk dẫn dắt chỉ đạo, đă cho cắt giảm mạnh tay nhiều cơ quan trong chính phủ liên bang, trong đó có Sở Thuế vụ. (Ảnh: Reuters).
Một ngày sau, ṭa án liên bang ở San Francisco tuyên bố Trump không thể ra lệnh cho tái cấu trúc chính phủ mà không có sự đồng thuận của Quốc hội, đồng thời ám chỉ sẽ kéo dài lệnh ngăn cản các cơ quan liên bang tiến hành cho sa thải hàng loạt công chức đang tập sự hoặc từng làm việc lâu năm.
Dù vậy,
DOGE vẫn đă gây ra mức thiệt hại nhiều đáng kể. Một số cơ quan bị cắt giảm nguồn nhân sự khá nghiêm trọng, thậm chí đứng trước nguy cơ bị cho xóa sổ hoàn toàn, như USAID, Bộ Giáo Dục,....
Chẳng hạn, ngay cả Cơ quan Quản trị Khẩn cấp Liên bang (
FEMA) với chủ lực đối phó thiên tai được CNN cho tiết lộ ra là
"không sẵn sàng" cho mùa băo sắp tới. Cơ quan với hơn 20,000 nhân viên này đă mất đi khoảng 30% số nhân sự toàn thời gian do bị sa thải hoặc đề nghị tự nghỉ việc có ăn lương trong vài tháng.
Nghị sĩ Khanna cảnh cáo:
"Chúng ta sẽ phải sống với hậu quả nặng nề trong nhiều năm sắp tới. Họ đă cho phá nát USAID, Viện Y tế Quốc gia (NIH), Cục An toàn Thực phẩm và Dược phẩm (FDA), Cơ quan Bảo vệ Môi trường (FPA) và làm 'rỗng ruột' Bộ Ngoại giao. Phải mất cả một thế hệ để có thể tái thiết lại"..
"Hi vọng rằng sự thiệt hại sẽ dừng lại ở đây. Mong là sẽ không c̣n cảnh 'búa tạ' giáng xuống những cơ quan tối cần thiết này nữa", vị nghị sĩ cho biết.
Đảng Cộng ḥa t́m cách giữ khoảng cách
Ngay cả giới bảo thủ, vốn ủng hộ việc cho thu hẹp lại guồng máy to lớn của chính phủ, cũng thấy lo ngại. Rick Tyler, chiến lược gia chính trị từng tham gia các chiến dịch của đảng Cộng ḥa, có nhận định:
"Việc thu nhỏ lại chính phủ là điều mà tôi tán thành. Nhưng đây không phải là cách làm hiệu quả. Không có tầm nh́n, không kế hoạch cải tổ. Chỉ là 'đập phá và đốt sạch'".
Musk có lẽ đă thấy thua trận về chính trị tại Wisconsin, nơi ông đă bỏ tiền chi ra ít nhất là 3 triệu USD cho cuộc tranh đua vào Tối cao Pháp viện của tiểu bang này, biến nó thành cuộc bầu cử về Tư pháp tốn kém nhất trong lịch sử ở Mỹ.
Ông thậm chí c̣n đội chiếc mũ
cheesehead đặc trưng của fan
Green Bay Packers và phát tận tay những tấm séc trị giá 1 triệu USD để ra sức vận động cho ứng cử viên Cộng Ḥa. Nhưng ứng viên mà ông dốc toàn sức và tiền của để ủng hộ vẫn bị thua với cách biệt là 10%. Phe Dân chủ đă tận dụng h́nh ảnh Musk để huy động giới cử tri trong chiến dịch được gọi là
"Người dân chống lại Musk".
Elon Musk đội chiếc "mũ phô mai" trong cuộc bầu cử chính trị tốn kém lớn nhất tại Wisconsin. (Ảnh: Reuters).
Vào tuần trước, tại Diễn đàn Kinh tế Qatar do hăng tin
Bloomberg tổ chức ở Doha, Musk tuyên bố:
"Tôi sẽ cho giảm mạnh chi tiền cho mục đích chính trị trong tương lai".
Chủ tịch đảng Dân chủ ở Wisconsin, ông Ben Wikler, có nói với
AP:
"Người dân ở đây đă thắng. Kẻ tài trợ lớn nhất cho đảng Cộng ḥa giờ đă thu dọn đồ chơi và ra về trong thất bại ê chề".
Rơ ràng, Musk cùng chiếc
"cưa máy" nỗi tiếng của ḿnh đă trở thành một gánh nặng chính trị đối với các ứng viên Cộng ḥa trong cuộc bầu cử giữa kỳ trong năm 2026 tới. Phe Dân chủ dự kiến sẽ cho sử dụng h́nh ảnh của Musk giống như một
"cơn ác mộng tranh cử" để công kích đối thủ.
Ông Rick Tyler đưa ra kết luận:
"Với kết quả thăm ḍ tệ hại, sự sụt giảm uy tín của ông Trump khiến cho các nghị sĩ lo lắng. Và thế là họ bảo ông ta: 'Thôi, đừng nên nhắc đến tên Elon Musk nữa, có được không?'".
Bà Wendy Schiller, giáo sư về khoa chính trị học tại Đại học Brown, Rhode Island, có phân tích thêm:
"Musk chỉ là quả bóng thử nghiệm để xem xét phản ứng của dân chúng về việc cho cắt giảm nhân sự trong chính phủ liên bang. Nếu đạt được hiệu quả, họ có thể tiếp tục, dù có mặt hoặc không có Musk. Nhưng khi bị phản tác dụng, họ lập tức cho bỏ rơi ông ta ngay, không chút tiếc rẻ".
"Không có ai thực sự quan trọng với ông Trump v́ ông ta tin rằng mọi thành công đều do chính ông sẽ tạo ra. Và có lẽ ông ấy không sai. Nhưng một khi bạn trở thành một gánh nặng, bạn sẽ bị gạt bỏ ngay lập tức", giáo sư Schiller có nhận xét.