Nhà tù Cecot của El Salvador từ lâu đă nổi tiếng bởi những điều kiện giam giữ tàn bạo, ngay cả trước khi chính quyền Trump quyết định trục xuất hàng trăm nghi phạm băng đảng Venezuela đến đây.
Với tên đầy đủ là Trung tâm Giam giữ Khủng bố, Cecot là nhà tù lớn nhất châu Mỹ, có sức chứa 40.000 tù nhân, và là biểu tượng cho chiến dịch trấn áp tội phạm mạnh tay của El Salvador.
Nơi đây giam giữ những tội phạm nguy hiểm nhất, từ kẻ giết người hàng loạt đến thành viên các băng đảng khét tiếng, trong điều kiện được mô tả là hà khắc đến tột cùng.
Phóng viên David Culver của CNN từng đến thăm nhà tù này và mô tả những buồng giam như những lồng sắt chật chội, nhồi nhét 80 tù nhân mỗi pḥng.
Trong không gian ngột ngạt ấy, họ bị nhốt 23,5 giờ mỗi ngày, không giường, không chăn nệm, chỉ có những khung sắt trơ trọi, một bồn rửa xi măng, một xô nhựa để tắm giặt, và một nhà vệ sinh lộ thiên.
Hàng chục tù nhân bị nhồi nhét trong lồng sắt chật chội tại nhà tù Cecot. Ảnh: CNN.
Hiện tại, Cecot giam giữ 10.000 đến 20.000 tù nhân, bao gồm 261 người mới bị Mỹ trục xuất vào cuối tuần qua. Trong đó, 238 người bị cáo buộc thuộc băng đảng Tren de Aragua (Venezuela) và 23 người thuộc băng đảng MS-13.
Tổng thống El Salvador Nayib Bukele, người tự gọi ḿnh là "nhà độc tài ngầu nhất thế giới", đă đồng ư tiếp nhận số tù nhân này theo một thỏa thuận chưa từng có với Mỹ. Đổi lại, chính quyền Trump sẽ trả 6 triệu USD để giúp El Salvador duy tŕ hệ thống nhà tù, vốn tiêu tốn khoảng 200 triệu USD mỗi năm.
Sự đón tiếp “không khoan nhượng”
Những tù nhân Venezuela vừa bị trục xuất đă nếm trải sự khắc nghiệt của Cecot ngay từ giây phút đầu tiên vào sáng 16/3.
Họ bị cùm tay, buộc cúi gằm đầu xuống ngang thắt lưng, và bị lùa vào nhà tù. Ngay sau đó, họ phải quỳ gối, bị cạo trọc đầu, trong khi các lính gác la hét ra lệnh.
Một đoạn video do chính phủ El Salvador công bố ghi lại cảnh các lính gác hét lớn: “Các người sẽ phải tuyệt đối tuân theo chế độ giam giữ nghiêm ngặt này từ giờ phút này! Có hiểu không?”.
Thực tế, h́nh ảnh này không mới. Từ năm 2023, khi những tù nhân đầu tiên đặt chân đến Cecot, chính phủ đă công khai những thước phim cho thấy sự tàn nhẫn có chủ ư: Những tù nhân đầu tiên đến Cecot bị buộc phải cởi trần, mặc quần lót trắng, và chạy vào buồng giam với đầu trọc.
Khi CNN quay trở lại đây vào cuối năm 2024, họ nhận thấy điều kiện sống khắc nghiệt vẫn tiếp diễn. Tù nhân bị nhốt trong pḥng chật kín người suốt 23,5 giờ/ngày. Ánh đèn chói ḷa sáng 24/7, đồ ăn thiếu thịt được đẩy qua song sắt, và cuộc sống bị tước đoạt mọi tiện nghi tối thiểu.
Tù nhân không được làm việc, không sách báo, không giải trí, chỉ có 30 phút mỗi ngày để ra ngoài tập thể dục hoặc đọc Kinh Thánh. Thậm chí, quyền gặp gia đ́nh hay bạn bè cũng bị cấm đoán hoàn toàn. Với nhiều người, cánh cổng Cecot có thể là điểm kết thúc vĩnh viễn của cuộc đời.
Bộ trưởng An ninh Công cộng El Salvador, Gustavo Villatoro, từng phát biểu: "Chúng tôi tin vào cải tạo, nhưng chỉ dành cho những tội phạm b́nh thường".
Khi nhân quyền đặt sau cuộc chiến chống tội phạm
Nhà tù Cecot không chỉ giam giữ những tội phạm bị kết án, mà c̣n có cả những người đang chờ xét xử và thậm chí những người bị bắt giữ mà chưa qua bất kỳ quy tŕnh pháp lư nào, theo các nhà phê b́nh.
Đây là một phần trong chiến dịch trấn áp tội phạm gây tranh căi của Tổng thống El Salvador Nayib Bukele, nhằm chấm dứt t́nh trạng bạo lực băng đảng hoành hành suốt nhiều năm qua.
Năm 2022, Bukele đă tuyên bố t́nh trạng khẩn cấp, được Quốc hội phê duyệt, cho phép chính phủ tạm thời đ́nh chỉ các quyền hiến pháp, bao gồm quyền được nhà nước cung cấp luật sư bào chữa. Ban đầu, biện pháp này chỉ kéo dài 30 ngày, nhưng đă liên tục gia hạn hàng chục lần và vẫn c̣n hiệu lực cho đến nay.
Trong ṿng ba năm kể từ khi sắc lệnh được ban hành, lực lượng an ninh đă bắt giữ gần 87.000 người trên toàn quốc, tương đương hơn 1% dân số El Salvador, theo số liệu chính thức.
Chính phủ khẳng định chiến dịch cứng rắn này đă giúp đất nước an toàn hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, các tổ chức nhân quyền cáo buộc đây là hành động vi phạm quyền tự do cá nhân, dẫn đến vô số vụ bắt giữ oan sai.
Bukele từng thừa nhận rằng một số người vô tội đă bị bắt nhầm, nhưng khẳng định rằng hàng ngh́n người trong số họ đă được thả. Ông cũng bảo vệ các biện pháp mạnh tay của ḿnh, cho rằng chúng là cần thiết để biến El Salvador từ "thủ đô giết người của thế giới" thành một trong những quốc gia an toàn nhất hành tinh.