Trong khi nhiều công ty AI tại Thung lũng Silicon chạy đua khai thác doanh thu từ cơn sốt trí tuệ nhân tạo, công ty khởi nghiệp DeepSeek của Trung Quốc lại chọn một con đường khác: ưu tiên nghiên cứu thay v́ thương mại hóa.
Theo Financial Times, dưới sự dẫn dắt của tỉ phú quỹ đầu cơ Liang Wenfeng, DeepSeek không vội vàng mở rộng kinh doanh mà tập trung nguồn lực vào phát triển mô h́nh AI, đặc biệt là xây dựng trí tuệ nhân tạo tổng quát (AGI) - công nghệ giúp máy móc có khả năng suy nghĩ và học tập như con người.
Dù có sự gia tăng mạnh mẽ về nhu cầu từ khách hàng cá nhân lẫn doanh nghiệp, công ty vẫn kiên định với hướng đi của ḿnh, ngay cả khi điều đó đồng nghĩa với việc từ chối đầu tư từ các tập đoàn công nghệ lớn và quỹ đầu tư mạo hiểm.
CEO DeepSeek, ông Liang Wenfeng - Ảnh: Financial Times
DeepSeek tạo dấu ấn trong cuộc đua AI
DeepSeek, có trụ sở tại Hàng Châu, đang ngày càng thu hút sự chú ư kể từ khi phát hành mô h́nh lư luận R1 giá rẻ vào tháng 1 năm 2024. Sản phẩm này mang lại hiệu suất tương đương với các mô h́nh hàng đầu từ Mỹ và Trung Quốc, nhưng được phát triển với ngân sách thấp hơn đáng kể. Nhờ đó, công ty nhanh chóng thu hút sự quan tâm của nhiều khách hàng từ các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, tài chính và công nghệ, những đơn vị đang t́m kiếm giải pháp AI chất lượng cao với chi phí hợp lư.
Tuy nhiên, do nguồn lực hạn chế và ưu tiên nghiên cứu, DeepSeek đă tạm dừng cung cấp API thương mại v́ không muốn phân tán nguồn lực cho các mục tiêu ngoài nghiên cứu, bất chấp nhu cầu thị trường rất lớn.
Dù đang ở vị thế thuận lợi để huy động vốn, CEO Liang Wenfeng vẫn giữ công ty hoạt động một cách "tinh gọn" và từ chối sự tham gia của các tập đoàn công nghệ lớn lẫn các quỹ đầu tư do nhà nước hậu thuẫn. Điều này khiến nhiều nhà đầu tư khó tiếp cận công ty.
Một nhà đầu tư từ quỹ công nghệ trị giá hàng tỉ USD của Trung Quốc chia sẻ: "Chúng tôi đă sử dụng các mối quan hệ cấp cao trong chính phủ nhưng chỉ được gặp bộ phận tài chính của họ (DeepSeek), nơi chúng tôi nhận được câu trả lời rơ ràng: ‘Chúng tôi không huy động vốn’".
Giới chuyên gia nhận định cách tiếp cận này hiếm thấy trong ngành công nghệ. Việc giữ quy mô nhỏ nhưng hiệu quả giúp DeepSeek tập trung tối đa vào mục tiêu dài hạn - phát triển AGI.
Sự trỗi dậy của DeepSeek đặt ra câu hỏi về tương lai của các tập đoàn công nghệ Mỹ như Google và OpenAI. Trong khi OpenAI tận dụng lợi thế dẫn đầu để xây dựng một hệ sinh thái kinh doanh mạnh mẽ xung quanh ChatGPT, DeepSeek lại chọn con đường khác. Thay v́ thương mại hóa sớm, họ ưu tiên phát triển công nghệ cốt lơi.
Hiện tại, OpenAI đă huy động khoảng 20 tỉ USD kể từ năm 2019 và đang t́m cách kêu gọi thêm 40 tỉ USD, với mức định giá 260 tỉ USD. Công ty đă chi 5 tỉ USD vào năm ngoái để đào tạo các mô h́nh mới, tạo ra khoảng 4 tỉ USD doanh thu. Ngược lại, DeepSeek chỉ có 160 nhân viên, so với hơn 2.000 nhân viên của OpenAI, nhưng vẫn đạt được những bước tiến đáng kể trong lĩnh vực AI.
DeepSeek "nhường sân" thương mại cho Alibaba và Tencent
Việc DeepSeek không tập trung vào thương mại hóa đă tạo điều kiện cho các công ty như Alibaba và Tencent giành thị phần tại Trung Quốc. Các tập đoàn này có cơ sở hạ tầng đám mây và dịch vụ AI hoàn thiện hơn, giúp họ tiếp cận khách hàng doanh nghiệp một cách nhanh chóng.
Ví dụ, Apple đă chọn Qwen của Alibaba thay v́ DeepSeek để triển khai các chức năng AI trên iPhone tại Trung Quốc. Trong khi đó, Tencent đă tận dụng mô h́nh nguồn mở của DeepSeek, giúp doanh số API của họ tăng vọt. Khoảng một nửa khách hàng đám mây của Tencent đă thử nghiệm các mô h́nh của DeepSeek, và 20% trong số đó yêu cầu tùy chỉnh phiên bản riêng với sự hỗ trợ của Tencent.
Dù vậy, việc DeepSeek không tự cạnh tranh trong thị trường tiêu dùng cũng là một lợi thế. Chính điều này đă khiến Tencent chọn họ làm đối tác thay v́ xem như đối thủ.
Một trong những thách thức lớn nhất của DeepSeek là vấn đề phần cứng. Công ty đă mua 10.000 chip H800 và 10.000 chip A100 từ Nvidia trước khi lệnh cấm xuất khẩu chip sang Trung Quốc có hiệu lực. Tuy nhiên, trong tương lai, họ sẽ cần hợp tác với các đối tác khác hoặc t́m cách phát triển phần cứng nội địa để duy tŕ khả năng cạnh tranh.
Bắc Kinh cũng đang ủng hộ mạnh mẽ DeepSeek, coi AI là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Công ty đă được phép sử dụng các trung tâm dữ liệu do nhà nước Trung Quốc tài trợ, giúp giảm bớt rào cản về tài nguyên tính toán.
Để duy tŕ vị thế, DeepSeek đang đẩy nhanh quá tŕnh phát triển các mô h́nh R2 và V4, vốn dự kiến ra mắt vào tháng 5 nhưng có thể được công bố sớm hơn.
DeepSeek đang đi một con đường khác biệt so với hầu hết các công ty AI hiện nay. Thay v́ vội vàng khai thác lợi nhuận, họ kiên tŕ với sứ mệnh dài hạn: tạo ra một bước đột phá công nghệ thực sự thay v́ chỉ tập trung vào doanh thu trước mắt.
"Chúng ta đang ở giai đoạn đầu của một cuộc cách mạng, nơi công nghệ phát triển với tốc độ rất nhanh. Các công ty nên tập trung vào đột phá thay v́ kiếm tiền sớm. Một học sinh trung học không thể kiếm được nhiều tiền, nhưng nếu đào tạo thành tiến sĩ, họ có thể tạo ra giá trị lớn hơn nhiều", chuyên gia Yusen Dai, đối tác tại công ty đầu tư mạo hiểm Zhen Fund, nhận định.