Trong vòng chưa đến 2 tháng, đã có hơn 2,600 trang web "giả mạo DeepSeek" được tạo ra. Các trang web này mạo danh để thu tiền lệ phí, bán cổ phiếu, phát hành tiền mã hóa "giả mạo", không có thật.
Có tài khoản còn giả mạo khi tự xưng là người sáng lập Liang Wenfeng của DeepSeek. (Ảnh: Bloomberg)
Start-up AI DeepSeek (TQ) đang gặp tình trạng có hàng ngàn tài khoản
"giả mạo" tràn lan trên mạng xã hội và các trang web lừa đảo, hòng lợi dụng danh tiếng của công ty này để trục lợi. Khi trên thế giới đang đổ dồn sự chú ý vào mô hình AI của
DeepSeek, nhiều kẻ xấu đã nhanh chóng tận dụng cơn sốt này để tạo ra những thông tin sai lệch và lừa đảo, theo
SCMP đưa tin.
Vào cuối tuần tước,
DeepSeek đã cho đăng thông báo chính thức nói rằng, công ty chỉ có 3 tài khoản mạng xã hội chính thức trên WeChat, RedNote (một nền tảng nội địa của TrQ) và X (trước đây là Twitter).
Công ty nhấn mạnh thêm, ứng dụng chatbot cùng tên của mình được cung cấp miễn phí và họ không có phát hành bất cứ loại tiền mã hóa nào cả. Những nhóm trên mạng xã hội tự nhận là liên kết với
DeepSeek và yêu cầu người đăng ký sử dụng đóng lệ phí chắc chắn là
"giả mạo", "lừa đảo".
Đây là lần đầu tiên mà
DeepSeek đưa ra tuyên bố chính thức kể từ khi mô hình ngôn ngữ lớn
DeepSeek V3 và mô hình suy luận
DeepSeek R1 thu hút sự quan tâm trên toàn cầu vào tháng trước.
Trước đó, trong một bài đăng trên X,
DeepSeek cũng cảnh cáo người tiêu dùng không nên tin tưởng vào một tài khoản giả danh tên tuổi người sáng lập Liang Wenfeng. Công ty gọi đó là
"tài khoản mạo danh điển hình" nhằm lừa đảo người tiêu dùng.
Sự phổ biến rộng rãi đột ngột của
DeepSeek kết hợp với việc công ty khá kín tiếng đã biến nó thành mục tiêu lý tưởng của các tin tức giả mạo và hoạt động lừa đảo, theo
SCMP nhận định.
Ứng dụng trợ lý AI
DeepSeek ra mắt vào tháng trước và có sẵn miễn phí trên Android, iOS, nền tảng web. App này đã đạt trung bình 22,2 triệu người sử dụng hàng ngày (DAU) trong tháng 1/2025. Theo số liệu mới nhất từ
Aicpb,
DeepSeek hiện là ứng dụng AI phổ biến nhất đến từ TQ.
Trang chủ
DeepSeek cũng ghi nhận có đến 277,9 triệu lượt truy cập trong tháng 1/2025, vượt qua cả phiên bản web của
chatbot Gemini của Google. Chatbot này vốn đạt 267,7 triệu lượt truy cập, theo số liệu từ
SimilarWeb. Tuy nhiên,
DeepSeek vẫn còn một khoảng cách lớn so với ChatGPT của
OpenAI với 3,8 tỷ lượt truy cập trong cùng thời gian.
Gần đây, sự gia tăng đột biến về số lượng người đăng ký cũng vượt quá khả năng chịu tải của hệ thống máy chủ
DeepSeek. Hôm 6/2, công ty tạm thời ngừng cho phép nạp thêm tiền vào tài khoản để được sử dụng các mô hình AI thông qua giao diện lập trình ứng dụng (API).
Trong thông báo chính thức,
DeepSeek cho biết lý do nằm ở chổ
"quá tải tài nguyên của máy chủ", đồng thời khẳng định số dư hiện có trong tài khoản của người dùng vẫn có thể được sử dụng bình thường. (
*Lại che giấu chuyện bị "hack" sau khi tung ra mới đôi ba ngày?)
Cùng với sự bùng nổ của
DeepSeek, các hoạt động lừa đảo và thông tin sai lệch cũng gia tăng. Theo báo cáo của công ty an ninh mạng
XLab (TQ) công bố hôm 6/2,
hơn 2,600 trang web giả mạo liên quan đến DeepSeek đã được tạo ra chỉ trong vòng hơn 2 tháng, từ ngày 1/12/2024 đến 3/2/2025.
Phần lớn các trang web này được lập ra với mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tên miền hoặc điều khiển lưu lượng truy cập đến các trang không chính thức.
Một số trang web giả mạo thậm chí còn dụ dỗ người dùng mua
"scam coins". Đây là các loại tiền mã hóa không có thật nhằm chiếm đoạt tiền từ giới đầu tư
"nhẹ dạ". Những trang khác lại tuyên bố đang cho bán cổ phiếu của
DeepSeek trước khi công ty này chính thức phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO), dù trên thực tế
DeepSeek chưa từng công bố bất cứ kế hoạch về IPO nào cả.