Công an sắp tới sẽ quản lư nhiều lĩnh vực hành chính khác. (Ảnh minh họa: Báo Tuổi Trẻ)
Chỉ đạo gần đây của Phó Thủ tướng Nguyễn Ḥa B́nh về việc điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ, ngành, mà trọng tâm là việc chuyển giao 7 đầu mối quan trọng sang Bộ Công An, làm nổi bật xu hướng gia tăng quyền lực của một cơ quan có vai tṛ đặc biệt trong thể chế chính trị ở Việt Nam.
Bộ Công An được đề xuất tiếp nhận quản lư một loạt các lĩnh vực đa dạng, từ những vấn đề xă hội như quản lư công tác cai nghiện (trước đây thuộc Bộ Lao động–Thương binh–Xă hội), đến các hoạt động về tư pháp như quản lư lư lịch tư pháp (từ Bộ Tư pháp), các thủ tục hành chính như sát hạch và cấp giấy phép lái xe (từ Bộ Giao thông vận tải), và cả những vấn đề có liên quan đến an ninh quốc gia như an ninh cửa khẩu.
Quá tŕnh điều chỉnh này dường như diễn ra có một chiều, với việc Bộ Công An tiếp nhận thêm nhiều trách nhiệm mà không có sự chuyển giao tương ứng các chức năng hiện hành của bộ này sang các cơ quan khác. Sự mất cân đối này, dù được giải thích qua mục tiêu nhằm nâng cao hiệu quả quản lư và giảm thiểu sự chồng chéo, vẫn gây ra lo ngại về sự tập trung quyền lực vào một cơ quan vốn đă có phạm vi ảnh hưởng rộng lớn, đặc biệt là các chức năng không liên quan trực tiếp đến lĩnh vực an ninh và trật tự, vào một cơ quan như Bộ Công An.
Bộ Công An, với lực lượng vũ trang hùng hậu và hệ thống hành pháp trải rộng, đă đóng vai tṛ then chốt trong việc bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xă hội. Nếu mở rộng phạm vi quản lư sang các lĩnh vực dân sự sẽ dẫn đến t́nh trạng quá tải, làm giảm hiệu quả hoạt động ở từng lĩnh vực cụ thể và làm suy yếu tính cách chuyên môn của các cơ quan khác.
Xét về từng trường hợp chuyển giao được đề xuất ra, có thể thấy rơ những vấn đề tiềm tàng. Việc chuyển giao quản lư công tác cai nghiện, một vấn nạn xă hội phức tạp đ̣i hỏi sự phối hợp giữa các biện pháp y tế, tâm lư và xă hội cho Bộ Công An phụ trách, là cơ quan tiếp cận vấn đề bằng các biện pháp cưỡng chế và h́nh sự, có thể dẫn đến việc h́nh sự hóa người nghiện thay v́ tập trung vào hỗ trợ phục hồi và tái ḥa nhập vào cộng đồng.
Tương tự, việc Bộ Công An nắm quyền quản lư lư lịch tư pháp, một cơ sở dữ liệu nhạy cảm chứa đựng thông tin cá nhân của công dân, tạo ra nguy cơ lạm dụng trong việc kiểm soát thông tin và hạn chế các quyền tự do cá nhân. Việc sát hạch và cấp giấy phép lái xe, một hoạt động mang tính hành chính và kỹ thuật, khi được chuyển giao cho Bộ Công An, cũng gây lo ngại về sự can thiệp sâu hơn của lực lượng công an vào các hoạt động dân sự, tạo cảm giác bị giám sát quá mức cho người dân.
Cũng cần phải thừa nhận trong một số lĩnh vực đặc thù, việc quân đội và công an tham gia vào các hoạt động kinh tế có thể mang lại những lợi ích nhất định, hỗ trợ tốt hơn cho nhiệm vụ chính của họ. Điển h́nh như một số lĩnh vực có liên quan đến sản xuất vũ khí, thiết bị an ninh có thể giúp đảm bảo an ninh quốc gia và giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp từ nước ngoài. Dù vậy, những hoạt động này nếu không được quản lư chặt chẽ và minh bạch cũng có thể gây tiêu cực lớn như tham ô.
Trong một hệ thống mà các cơ chế kiểm soát và đối trọng quyền lực c̣n hạn chế, việc tập trung thêm quyền lực vào một cơ quan có vai tṛ chi phối như Bộ Công An có thể dẫn đến những hệ lụy khó lường. Nguy cơ lạm quyền, thiếu minh bạch, và sự suy giảm trách nhiệm giải tŕnh là những vấn đề cần được xem xét một cách nghiêm túc và có những biện pháp pḥng ngừa hiệu quả.
Minh chứng rơ nét cho xu hướng mở rộng phạm vi ảnh hưởng của Bộ Công An, vượt ra ngoài các chức năng được giao theo Nghị quyết 18, là bộ này sẽ tiếp nhận quyền quản lư Tổng Công ty Viễn Thông MobiFone, gây lo ngại về khả năng Bộ Công An lợi dụng vị thế kiểm soát hạ tầng viễn thông để tăng cường giám sát, ghi âm và thu thập thông tin cá nhân của người dân một cách không minh bạch và thiếu sự kiểm soát. Một cơ quan an ninh nắm giữ một doanh nghiệp viễn thông lớn có thể tạo ra những xung đột lợi ích và những rủi ro đáng kể đối với quyền riêng tư và tự do ngôn luận của công dân.
Hơn nữa, nếu để Bộ Công An tham gia quá sâu vào các lĩnh vực như kinh tế, nguy cơ lạm quyền hoặc ưu ái các doanh nghiệp thuộc hoặc có liên quan đến bộ này là hoàn toàn có thể xảy ra, dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh và gây méo mó thị trường. Hoạt động kinh tế của một cơ quan như Bộ Công An thường khó kiểm soát và minh bạch, tạo điều kiện tốt cho nạn tham nhũng, thất thoát tài sản công và các hoạt động lợi ích của phe nhóm.
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy rằng việc tập trung quá nhiều quyền lực vào các cơ quan an ninh có thể gây ra những thách thức đối với sự phát triển bền vững và các giá trị dân chủ. Các quốc gia đă trải qua quá tŕnh này thường nhận thấy sự cần thiết phải cho phân tán quyền lực và tăng cường các cơ chế giám sát để đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm giải tŕnh. Như TQ đă và đang t́m cách giảm thiểu vai tṛ làm kinh tế của quân đội và công an.
Bộ Công an, với vai tṛ là lực lượng ṇng cốt trong bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự xă hội, mở rộng phạm vi quản lư sang các lĩnh vực khác có thể dẫn đến sự phân tán nguồn lực và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động trong các lĩnh vực chuyên môn. Sự tham gia sâu rộng của lực lượng công an vào các hoạt động kinh tế hoặc dân sự có thể tạo ra môi trường cạnh tranh không b́nh đẳng và làm suy yếu các nguyên tắc hoạt động của thị trường.
Việc mở rộng quyền lực cho Bộ Công An trong một hệ thống mà sự giám sát từ Quốc Hội chỉ c̣n là h́nh thức, các tổ chức xă hội dân sự bị bóp nghẹt, và báo chí bị kiểm duyệt gắt gao, làm gia tăng đáng kể nguy cơ lạm quyền và tham nhũng. Sự thiếu vắng các cơ chế kiểm soát quyền lực thực chất là mảnh đất màu mỡ cho những hành vi vi phạm pháp luật và sự suy giảm niềm tin của người dân vào nhà nước.
Để bảo đảm các hoạt động của "siêu Bộ Công An" được thực hiện một cách minh bạch, tuân thủ pháp luật và có trách nhiệm giải tŕnh, là một giấc mơ xa vời trong bối cảnh xă hội "công an trị" ngày nay ở VN.