Khi khai quật một ngôi mộ cổ khoảng 2.200 tuổi ở Trùng Khánh, Trung Quốc, các nhà khảo cổ t́m thấy nhiều hiện vật quư giá. Trong số này, đáng chú ư là một cuốn lịch cổ hiếm gặp.
Các nhà khảo cổ Trung Quốc đă tiến hành khai quật một ngôi mộ cổ ở Trùng Khánh, Trung Quốc. Theo đó, họ t́m thấy hơn 600 cổ vật bên trong ngôi mộ khoảng 2.200 tuổi, bao gồm một cuốn lịch cổ hiếm gặp.
Các chuyên gia cho hay đây là cuốn lịch đầu tiên được t́m thấy trong mộ cổ từ trước đến nay. Nó là một loại lịch thiên văn cổ đại.
Cuốn lịch gồm 23 tấm gỗ có kích thước 2,5x10 cm và bên trên có khắc văn tự Trung Quốc. Nhóm nghiên cứu nhận định đó là một tấm lịch Thiên Can Địa Chi, có nguồn gốc từ thời nhà Thương (năm 1600 trước Công nguyên - 1045 trước Công nguyên). Họ phát hiện các lỗ tṛn ở mép mỗi tấm trượt cho thấy chúng đă từng được buộc lại với nhau.
Mặc dù hệ thống lịch Thiên Can Địa Chi được nhắc đến trong nhiều sử liệu, ghi chép nhưng kiểu lịch cổ này chưa từng được t́m thấy trong các ngôi mộ trước đây. Vậy nên, họ vẫn chưa thể giải mă cách người xưa sử dụng loại lịch này.
Dù vậy, các chuyên gia suy đoán một tấm gỗ trong cuốn lịch sẽ đại diện cho năm hiện tại và 22 mảnh c̣n lại có thể được sử dụng để xác định bất kỳ năm nào.
Ngoài tấm lịch cổ quư hiếm, các chuyên gia c̣n t́m thấy nhiều hiện vật như dụng cụ ăn uống, lọ, đĩa sơn mài, nhạc cụ, tượng nhỏ, đồ gốm, đồ đồng... cho thấy chủ nhân ngôi mộ có khả năng thuộc tầng lớp quư tộc.
Nhờ danh sách bằng văn bản liệt kê các món đồ tùy táng cũng như ghi chú giúp họ xác định ngôi mộ được xây vào năm 193 trước Công nguyên (tức vào thời Tây Hán).
Theo nhà khảo cổ học Wang Meng, một thành viên nhóm nghiên cứu, ngôi mộ cổ hơn 2.000 tuổi này được bảo tồn tốt nhất trong số những ngôi mộ từng được khai quật ở phía Tây Nam Trung Quốc.